Thành viên Chính phủ nói về vụ Vinashin

Thành viên Chính phủ nói về vụ Vinashin
TP - Chiều 1-11, một số thành viên Chính phủ được chủ tọa mời giải trình thêm với Quốc hội trước thắc mắc của ĐBQH về câu chuyện thua lỗ của Vinashin.

 >>Xem xét vụ Vinashin: Quốc hội cũng có trách nhiệm

 Vụ Vinashin Ủy ban Tư pháp đặt nghi vấn có sự bao che nhưng lại chưa làm rõ được bao che như thế nào. ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn)
"Vụ Vinashin Ủy ban Tư pháp đặt nghi vấn có sự bao che nhưng lại chưa làm rõ được bao che như thế nào." -  ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) .

Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền:

Chưa thấy căn cứ để nói có bao che

Thành viên Chính phủ nói về vụ Vinashin ảnh 2

“Thanh tra Chính phủ đã 3 lần đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin chứ không phải 2 lần. Nhưng vì nhiều lý do không thực hiện được và thực sự chúng tôi chưa tiến hành thanh tra toàn diện để đánh giá kịp thời; phát hiện đầy đủ sai phạm ở Tập đoàn Vinashin. Một phần cũng là do cơ chế của ta có sự “chờ đợi nhau” giữa các cơ quan thanh tra, giám sát, kiểm toán.

Thực tế, 11 lần thanh tra, giám sát đều phát hiện được sai phạm. Thủ tướng cũng đã nhiều lần chỉ đạo tập đoàn này chấn chỉnh, nhưng đáng tiếc là Vinashin không chấp hành. Có ý kiến vụ việc Vinashin có dấu hiệu bao che, song chúng tôi chưa thấy có dấu hiệu hay căn cứ nào để nói như vậy”.

Bộ trưởng GT-VT Hồ Nghĩa Dũng:

Bộ chỉ báo cáo chứ không có quyền

Thành viên Chính phủ nói về vụ Vinashin ảnh 3

“Bộ GT-VT có một số chức năng, nội dung quản lý đối với tập đoàn Vinashin. Bộ phải báo cáo Chính phủ khi tập đoàn trình Chính phủ mục tiêu, chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức, nhân sự… Nhưng Bộ chỉ được báo cáo chứ không có quyền gì, Thủ tướng Chính phủ là người quyết định.

Về trách nhiệm giám sát đầu tư, Bộ có phát hiện một số vấn đề nhưng chậm. Đáng tiếc là những việc cố ý làm trái của Vinashin lại không phát hiện được. Đó chính là khuyết điểm của Bộ. Do thực hiện chủ trương cơ quan quản lý nhà nước chấm dứt can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, nên gây ra lúng túng. Bộ kiểm điểm, nhận khuyết điểm vì quản lý chưa tốt ở mặt này”.

Nguyễn Tuấn (ghi)

Ngân sách chi cho Đại lễ bao nhiêu?

* Đại biểu Võ Minh Phương (Lâm Đồng): Năm nay chúng ta tổ chức nhiều ngày lễ lớn, nhiều ngành kỷ niệm ngày thành lập, các đại hội thi đua điển hình tiên tiến, cả nước tổ chức nhiều sự kiện chào mừng, trong đó có Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tình hình lãng phí qua tổ chức lễ hội được Quốc hội nêu ra từ kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục được nhiều. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, tổng kết các lễ hội trong năm 2010, nhất là Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Từ đó, công bố cho nhân dân biết tổng chi phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ cho lễ hội.

Thành viên Chính phủ nói về vụ Vinashin ảnh 4

* Bộ trưởng VH- TT- DL Hoàng Tuấn Anh: Chúng tôi coi việc tổ chức cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là đóng góp có ý nghĩa. Đâu đó nói rằng tốn 4.000 - 5.000 tỷ đồng cho Đại lễ là không đúng. Tôi xin cam đoan không có chuyện thu lợi nhuận gì trong sự kiện này. Năm nay, Bộ được giao tổ chức một số hoạt động kỷ niệm, trong đó có Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bộ đã rất tiết kiệm, từ đầu năm đến giờ số chi so với dự toán mới đạt 57,5%, số thực chi mới 88 tỷ đồng.

Nguyễn Tuấn (ghi)

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.