Thảo luận, chất vấn những vấn đề nóng

QH đề nghị Chính phủ báo cáo về hoạt động của các tập đoàn tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XII. Trong ảnh: Tàu Hoa Sen của Vinashin được mua với số tiền 1.300 tỷ đồng nhưng đến nay không khai thác được. Ảnh: Nguyễn Đình Quân
QH đề nghị Chính phủ báo cáo về hoạt động của các tập đoàn tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XII. Trong ảnh: Tàu Hoa Sen của Vinashin được mua với số tiền 1.300 tỷ đồng nhưng đến nay không khai thác được. Ảnh: Nguyễn Đình Quân
TP - Hôm qua, Văn phòng Quốc hội họp báo về những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII, sẽ khai mạc ngày 20- 5.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho biết, đại biểu Quốc hội có thể sẽ chất vấn liên quan đến hoạt động của những tổng Cty, tập đoàn mà dư luận cho rằng có vấn đề trong thời gian qua.

QH đề nghị Chính phủ báo cáo về hoạt động của các tập đoàn tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XII. Trong ảnh: Tàu Hoa Sen của Vinashin được mua với số tiền 1.300 tỷ đồng nhưng đến nay không khai thác được. Ảnh: Nguyễn Đình Quân
QH đề nghị Chính phủ báo cáo về hoạt động của các tập đoàn tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XII. Trong ảnh: Tàu Hoa Sen của Vinashin được mua với số tiền 1.300 tỷ đồng nhưng đến nay không khai thác được. Ảnh: Nguyễn Đình Quân.

Băn khoăn đồ án quy hoạch Thủ đô

Một nội dung quan trọng của kỳ họp là đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội- TPHCM.

Ông Trần Đình Đàn cho biết, trong nghị quyết về mở rộng Thủ đô, Quốc hội đã giao Chính phủ chỉ đạo xây dựng đồ án quy hoạch, sau đó, phải báo cáo Quốc hội và lấy ý kiến nhân dân. Khi trình ra Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội vừa qua, còn có ý kiến băn khoăn về đồ án này. Đó là thực trạng công tác quy hoạch của Thủ đô hiện nay ra sao? Công tác quản lý quy hoạch 108 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 thế nào? Trung tâm hành chính mới trong đồ án gắn với Trung tâm chính trị Ba Đình như thế nào? Ngoài ra, điều kiện tài chính để thực hiện quy hoạch này cần được làm rõ.

Ông Đàn bày tỏ lo ngại tình trạng giá bất động sản tăng đột biến do thông tin dự kiến quy hoạch, nhất là các ý tưởng về trục giao thông, đô thị, trung tâm hành chính mới. Tất cả các nội dung liên quan này đã được UBTV cho ý kiến và yêu cầu Chính phủ hoàn thiện để trình phương án trước khi đại biểu Quốc hội thảo luận.

Ông Đàn cho biết thêm, nếu đồ án trình ra Quốc hội mà vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đại biểu Quốc hội thấy đồ án có những nội dung chưa khả thi thì Quốc hội có thể bày tỏ ý kiến bằng văn bản. “Quốc hội thảo luận là phải có chính kiến để Chính phủ lựa chọn khi quyết định phương án tối ưu” - Ông Đàn nói.

Chất vấn hoạt động của Tập đoàn nhà nước

Trả lời câu hỏi của Tiền Phong liên quan hoạt động của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Quốc hội có yêu cầu Chính phủ báo cáo và đưa vào nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp này?

Ông Trần Đình Đàn cho biết, Quốc hội không yêu cầu Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có báo cáo riêng về hoạt động của những đơn vị này, nhưng đề nghị trong báo cáo chung về tình hình kinh tế- xã hội, Chính phủ có nội dung về hoạt động của các tập đoàn, tổng Cty nhà nước. Ngoài ra, khi đại biểu Quốc hội có yêu cầu và chất vấn về vấn đề này thì Chính phủ có trách nhiệm báo cáo rõ. Hiện, đoàn thư ký kỳ họp đang tập hợp các phiếu xin ý kiến của đại biểu để xác định nhóm vấn đề sẽ chất vấn tại kỳ họp.

“Trong quá trình phát triển, các tổng Cty, tập đoàn nhà nước đã có những đóng góp rất tích cực. Tuy nhiên, có thể do quy mô đầu tư và những yếu tố khác nên xảy ra vấn đề. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn mong muốn những doanh nghiệp này hoạt động thực sự có hiệu quả để đảm bảo đồng vốn của Nhà nước và nhân dân. Chỗ nào có vấn đề sẽ được làm rõ”- Ông Đàn nói.

Về vai trò của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có phải thời gian qua để xảy ra cắt điện là do độc quyền? Ông Đàn cho biết, nội dung này chắc chắn cũng sẽ được các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn trong kỳ họp. Hiện nay, doanh nghiệp, nhân dân ca thán nhiều về tình trạng cắt điện. Nếu không thông báo trước mà cắt ngay thì doanh nghiệp rất khó khăn, thua lỗ, công nhân không có việc làm. Do vậy, phải chất vấn để làm rõ cơ chế đầu tư, tạo đủ nguồn điện phục vụ đất nước.

Trong kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét, quyết định công tác nhân sự. “Cụ thể đối với nhân sự cấp nào thì hiện nay chúng tôi nhận được tờ trình của cấp có thẩm quyền để đưa cụ thể vào chương trình. Nguyên tắc là nếu trong các cơ quan của Quốc hội còn thiếu chức danh thì phải bầu bổ sung, hoặc có đồng chí đang làm chức danh này, nhưng do yêu cầu nhận nhiệm vụ khác thì Quốc hội sẽ xem xét, bổ sung”- Ông Đàn cho biết.

Về một số luật phải lùi thời gian trình, ông Đàn cho rằng trách nhiệm trước hết của cơ quan soạn thảo. Ví như, Luật Biển Việt Nam chưa trình ra Quốc hội bởi nhiều nội dung cơ quan soạn thảo chưa chuẩn bị đạt yêu cầu.

Trong một tháng làm việc, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và 2 nghị quyết; đó là: Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Thuế nhà, đất; Luật nuôi con nuôi; Luật Thi hành án hình sự; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Luật Người khuyết tật; Luật Bưu chính; Luật Trọng tài thương mại; Luật An toàn thực phẩm; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 66/2006/QH11 về công trình, dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011.

Ngoài ra, Quốc hội cũng cho ý kiến vào 6 dự án luật khác; thảo luận báo cáo giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. 

MỚI - NÓNG