Thầy Nguyễn Thiện Thành đã ra đi

Thầy Nguyễn Thiện Thành đã ra đi
TP - 4 giờ 15 phút sáng 8/10, Anh hùng lao động, thầy thuốc Nhân dân, Giáo sư - Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã ra đi ở tuổi 94.

Giáo sư Nguyễn Thiện Thành sinh ngày 30/9/1919, là một trong những người đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển y học nước nhà trên các lĩnh vực điều trị lâm sàng, nghiên cứu khoa học và giảng dạy đào tạo.

Một lòng vì kháng chiến

Cái tên Nguyễn Thiện Thành quen thuộc với mọi người nhưng ít ai biết ông còn có bí danh là Nguyễn Minh Nhân và Nguyễn Trà Vinh. Đó cũng là những bí danh mà ông đặt cho mình trong những năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên chiến trường Nam Bộ.

Sinh năm 1919 tại làng Phương Trà, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, năm lên sáu tuổi, Nguyễn Thiện Thành được cha mẹ cho vào học ở trường Tiểu học Trà Vinh.

Sau khi học hết tiểu học, cậu được gửi lên Colègge de Mỹ Tho để học ban thành chung, rồi vào trường Lê Hồng Phong TPHCM để hoàn tất chương trình tú tài. Bỏ qua lời mời sang Pháp học tập, cậu khăn gói đáp xe lửa lên đường ra Hà Nội thi vào Trường Đại học Y khoa. Tại đây, sinh viên Nguyễn Thiện Thành trúng tuyển vào chế độ ngoại trú rồi nội trú bệnh viện.

Tôi có dịp gặp lại người thầy giáo ưu tú, Anh hùng lao động Nguyễn Thiện Thành vào năm 2010, nhân kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ông vẫn minh mẫn và khỏe mạnh, kể rành mạch về những ngày bị giam cầm, về quãng thời gian mà chính ông đã học được phương pháp y khoa để cứu không biết bao nhiêu binh lính gặp nạn.

Những năm học cuối cùng tại Đại học Y khoa Hà Nội, sinh viên Nguyễn Thiện Thành tập trung hoàn thành việc học, đồng thời liên lạc với cán bộ Việt Minh, giúp mua và hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc cũng như sẵn sàng lên chiến khu khi có lệnh.

Ngày 19/8/1945, bác sĩ trẻ Nguyễn Thiện Thành tích cực tham gia biểu tình giành chính quyền. Sau đó, anh được bầu vào Hội đồng nhân dân Bệnh viện Bạch Mai, nơi anh đang công tác.

Khi tiếng súng Nam bộ kháng chiến nổ ra, Nguyễn Thiện Thành vận động một số sinh viên dự lớp quân sự sẵn sàng lên đường về Nam chiến đấu. Tháng 10/1945, Nguyễn Thiện Thành gia nhập chi đội Nam Tiến Vi Dân, chính thức đứng vào hàng ngũ anh bộ đội Cụ Hồ.

Lên đường Nam tiến, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành được quyết định ở lại phụ trách quân y khu V. Tại đây, anh xây dựng đội phẫu thuật phục vụ cho Mặt trận Bô Keo. Đến năm 1947, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành vào chiến trường Nam bộ và được cử làm Vụ trưởng Quân y khu IX rồi sau đó trở thành Trưởng phòng Quân y Phân Liên khu miền Tây Nam bộ.

Đầu năm 1950, trên đường đi công tác về tỉnh Trà Vinh, bác sĩ Thành bị bắt. Đây cũng là thời gian bác sĩ trẻ Nguyễn Thiện Thành đã học hỏi được nhiều tiến bộ y khoa khi một người lính giúp ông có được các tài liệu báo cáo khoa học trên lĩnh vực y tế.

Vũ khí đặc biệt…trong y tế

Tôi có dịp gặp lại người thầy giáo ưu tú, Anh hùng lao động Nguyễn Thiện Thành vào năm 2010, nhân kỷ niệm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ông vẫn minh mẫn và khỏe mạnh, kể rành mạch về những ngày bị giam cầm, về quãng thời gian mà chính ông đã học được phương pháp y khoa để cứu không biết bao nhiêu binh lính gặp nạn.

Trong hồi ức của mình, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành kể: “Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Filatov không những trở thành một phương pháp chữa bệnh phổ biến ở Nam bộ, một tiếng vang của ngành y tế kháng chiến mà còn là một vũ khí lợi hại trong tay cán bộ chống Mỹ”. Đây là phương pháp chữa bệnh do giáo sư N.P.Filatov người Anh, sống tại thành phố Odessa của Nga nghiên cứu và phát minh.

Phương pháp này được áp dụng trên nguyên lý biện chứng: khi các tế bào bị cắt lìa khỏi cơ thể và đem đặt vào một môi trường kềm hãm sự sống như bỏ vào tủ lạnh từ 0 đến 4 độ C, tế bào này phải đấu tranh với nghịch cảnh để tồn tại. Trong khi đấu tranh để sống còn, tế bào ấy tiết ra một chất gọi là Biostimuline giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Từ những ký ức của người bác sĩ tài ba này, tôi được biết khi bị giặc Pháp bắt và giam tại nhà giam Virgile và ông may mắn được tiếp cận với nhiều tài liệu y khoa do một người lính Pháp vốn là sinh viên y khoa bị động viên vào đội quân viễn chinh, có cảm tình đặc biệt với những người tù trí thức như ông cung cấp.

Trong những tài liệu đó, có một bài do tác giả Vachon viết giới thiệu về phương pháp chữa bệnh của giáo sư Filatov. Ngay trong hoàn cảnh ấy bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã suy nghĩ về việc áp dụng phương pháp này vào thực tế trong điều kiện chiến trường.

“Theo nguyên lý, bánh nhau là một tổ chức tế bào sống, nếu bị đặt trong nghịch cảnh, các tế bào nhau sẽ huy động sức tự vệ để chiến đấu, sản xuất ra chất Biostimuline. Đem cấy bánh nhau này vào cơ thể hoặc lọc các chất Biostimuline để tiêm vào cơ thể sẽ là một phương thuốc tuyệt vời để trị bệnh. Filatov đã nhanh chóng gây tiếng vang lớn cho ngành y tế cách mạng”- ông nhớ lại.

Năm 1954, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành tập kết ra Bắc. Ít năm sau, được Đảng và Nhà nước cử đi nghiên cứu sinh về đề tài học thuyết Pavlov tại Viện hoạt động thần kinh cao cấp của Liên Xô. Sau những cống hiến của ông, năm 1985, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lao động và năm 1989, ông được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.