Thiếu tá Trần Ngọc Lĩnh, đội phó đội tuần tra cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Ngãi:

Theo những chuyến xe dù nhốt khách

Theo những chuyến xe dù nhốt khách
Cảnh náo loạn của bến cóc, xe dù tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn tiếp diễn. Chúng tôi đã chứng kiến những chuyến xe vòng vo “nêm” khách trên nhiều chặng đường...
Theo những chuyến xe dù nhốt khách ảnh 1
Xe Huy Hoàng dù đã chật cứng vẫn rước khách

3h sáng 18/2, tại ngã ba huyện Can Lộc - đoạn nối quốc lộ 1A với đường vào khu di tích nghĩa trang mười cô gái ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) - bỗng ầm ào tiếng xe cộ, tiếng người nhốn nháo chạy tìm xe.

Toàn là xe đò mang biển số 36H từ Thanh Hóa, 37N từ Nghệ An, 53N từ Hà Nội vào và 38H từ mạn rừng Hương Sơn đổ về. Xe nào cũng đã chật ních nhưng vẫn cố dừng lại đây để “chiêu” khách tiếp.

3h30, xe Huy Cương mang biển số 38H-6094 xuôi từ Hương Sơn về muộn hơn, thấy ngã ba nghẽn đường bởi một hàng xe đậu dài, liền quay liên tục ba vòng để bắt khách vãng lai. Thấy tôi đang đứng trú mưa dưới tán cây bạch đàn, một lơ xe chạy đến hỏi:

- Đi xe nào? Xe Huy Cương hay Huy Hùng?

- Còn có xe nào nữa không?

- Còn hai xe của Huy Hoàng đã chạy lúc 2h sáng rồi. Xe tôi toàn khách đặt vé trước, chật chút nhưng giá rẻ. OK đi!

Vừa lúc ấy xe Thành Luân, biển số 38H-5337 chạy tuyến Hà Tĩnh - miền Đông vừa từ chợ Lới (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) đỗ vào phía cuối dãy xe. Tức khắc khách chen nhau ào lên.

Dồn xong khách, lơ xe chạy đến hai thanh niên đang chần chừ chưa muốn đi để nằn nì, thúc giục lên xe. Không xong, lơ xe liền rút ví ra nói: “Xe chật nên chỉ lấy 250.000 đồng/người, mắc võng cho nằm. Tôi cá đấy! Không tin hai chú cầm lấy 500.000 đồng cho chắc ăn”. Vừa nói, lơ xe vừa rút bút bi ghi tên hai người vào hai balô, đút vào thùng rồi đẩy khách lên xe.

Một người xe thồ đứng cạnh tôi lắc đầu: “Không khác gì cảnh về quê ăn tết”.

Vô tư “nêm” khách!

Trao đổi về nạn xe dù, bến cóc, thượng tá Trần Văn Sơn - trưởng Công an huyện Can Lộc, thừa nhận: “Mặc dù bến cóc ngã ba Can Lộc chỉ cách trụ sở công an huyện vài trăm mét nhưng do sơ suất anh em CSGT chưa làm tốt việc này”.

Còn ông Nguyễn Đình Châu - giám đốc bến xe Vinh - thì cho rằng theo nguyên tắc, các xe này phải vào bến xe Vinh nhận khách và làm các thủ tục trước khi xuất bến, nhưng đã rất lâu rồi nhiều xe trong và ngoài tỉnh chưa một lần vào bến mà chỉ bắt khách tại những bến cóc.

Cũng theo ông Châu, hiện nhiều huyện trong tỉnh tái phát đồng loạt loại xe dù, bến cóc nhưng không được cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ nên đã không ít xe gây tai nạn dọc đường.

1h30 trên quốc lộ 46 xuất hiện xe 37H-9888 không còn một chỗ trống nhưng vẫn cố dừng lại tại km 44 để “bồi” thêm khách. Tay lơ đu người ra ngoài cửa xe, rao giá: “Đi Sài Gòn chỉ còn ghế nhựa, ai đi thì lên, giá 200.000 đồng/người” (giá vé Nhà nước qui định 321.000 đồng/người).

Chừng 30 phút sau chiếc xe chỉ cho phép chở 45 người đã “nêm” hơn 80 khách. Vừa lúc xe 38H-4886 của Công ty cổ phần Xe khách Hà Tĩnh chạy thâu đêm từ Hà Tĩnh ra rồi lượn vòng vèo vào các đại lý bán vé lẻ thu nạp khách xong mới quay về bến cóc Thanh Dương.

Thấy khách đứng chờ bên đường quá đông, chủ xe này đột ngột tuyên bố tăng giá vé từ 200.000 đồng lên 240.000 đồng rồi lên 250.000 đồng/người.

Chúng tôi tiếp tục ngược lên bến xe cóc Hoa Nam thuộc xã Xuân Hòa (Nam Đàn). Bến cóc này (treo biển “bán vé, điều xe bến xe Nam Đàn - Công ty cổ phần Xe khách Nghệ An”) cũng đông khách không kém bến Thanh Dương nên chúng tôi không mấy ngạc nhiên khi nghe nhà xe 47V-1745 nói thẳng thừng: “Sau rằm khách đi đông buộc tất cả băng ghế đôi phải ngồi ba, thậm chí phải dồn bốn người. Hết ghế thì nằm võng. Xe này phải bắt trên 100 khách mới đi được. Ai không chịu nổi thì xuống!”.

Các loại xe mang biển số khác nhau xuất hiện mỗi lúc mỗi nhiều. Từ bến cóc Hoa Nam, xe 37N-0776 của Hợp tác xã Vận tải xe khách Nghệ An (thuộc Sở GTVT Nghệ An - Cục Đường bộ VN quản lý), xe 37H-5759, xe 47V-1490 rú còi ầm ĩ, thẳng hướng Thanh Chương “nạp” khách rồi vòng về bến cóc Lan Hổ (điểm bán vé xe khách đi Đắc Lắc, Sài Gòn thuộc Công ty cổ phần Xe khách Nghệ An) tiếp tục “nêm” khách.

Quan sát trên xe 37H-5759 chúng tôi thấy xe chở trên 80 người không kể bốn người nằm võng. Nhiều người trong số này phải đứng kiễng một chân.

Trên đường quay về chúng tôi gặp xe 37A-6699 của CSGT Nghệ An dừng tại km20 trên quốc lộ 46, đoán rằng những chiếc xe dù “no nê” còn mắc võng ngang dọc phía trong khó mà thoát, nhưng rồi  lần lượt các xe từ từ nối nhau “trôi” qua.

Theo Vũ Toàn - Đắc Lam
Tuổi tr

Thiếu tá Trần Ngọc Lĩnh, đội phó đội tuần tra cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Ngãi:

Xử lý xe vi phạm gặp nhiều cái khó

Từ trước tết đến nay, Cảnh sát giao thông Quảng Ngãi đã phát hiện 867 xe khách vi phạm, trong đó có 282 xe chở khách quá số người qui định (gồm 20 xe trong tỉnh và 262 xe ngoài tỉnh).

Ngày 7-2, chúng tôi phát hiện chiếc xe khách mang biển số 92K-4221 chở quá số lượng hành khách, kiểm tra đã thấy vượt 16 người. Trong lúc kiểm tra thấy tiếng người dưới hầm xe. Tôi đề nghị mở hầm xe và không tin vào mắt mình bởi 22 người nằm lổn nhổn, cựa quậy.

Tiếp đến ngày 13-2, chúng tôi và thanh tra giao thông lại phát hiện chiếc xe khách mang biển số 36L-6803 chỉ được phép chở 50 người lại chở đến 122 hành khách. Khi phát lệnh dừng xe, người người nhốn nháo. Nhìn trên trần xe thì thấy bảy hành khách nằm trên mui xe lồm cồm ngồi dậy.

Khi phát hiện, chủ xe thì bảo hành khách đồng ý như thế, còn lái xe bảo mình làm thuê phải chở theo ý của chủ.

Theo văn bản của cảnh sát giao thông đường bộ và nghị định của Chính phủ về qui định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ số 15/2003/NĐ-CP ra ngày 19-2-2003 (nay đã hết hiệu lực), hai vụ vi phạm trên phải bị xử phạt từ 300.000 - 500.000 đồng và lái xe bị tước giấy phép hành nghề 30 ngày.

Nay theo nghị định mới 152/2005/NĐ-CP của Chính phủ ra ngày 15-12-2005, vẫn phạt tiền nhưng không tước giấy phép mà chỉ đánh dấu số lần vi phạm. Vì vậy nhiều trường hợp xe vi phạm, hành khách và cảnh sát giao thông hết sức bất bình nhưng xử lý lại gặp khó khăn.

MỚI - NÓNG