Thiếu tướng Phan Anh Minh: 'Khó kiểm soát tín dụng đen vì kẽ hở của luật'

Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM
Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM nói về việc xử lý các băng nhóm cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn.

Trong phiên thảo luận về tình hình Kinh tế - Văn hóa - Xã hội năm 2018 và nhiệm vụ 2019 tại kỳ họp HĐND TP.HCM, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP cho biết, từ năm 2014, công an TP phát hiện có tình trạng các đối tượng (chủ yếu là phía Bắc) vào thuê nhà hoạt động tín dụng trái phép ở TP. 

Thiếu tướng nhìn nhận, các vi phạm về hoạt động cho vay với lãi suất không đúng quy định là không phải quá lớn, nhưng vấn đề phát sinh sau nó là khó lường. Năm 2014, bình quân 1 tháng có 1 vụ án hình sự là hệ quả của hoạt động cho vay trái pháp luật, còn bây giờ là 4 vụ.

“Tranh chấp khi thu hồi nợ chắc chắn sẽ phát sinh các hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong số đó, nhẹ nhất là xâm phạm tới quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của con nợ, thân nhân con nợ, nặng hơn là các vụ án hình sự, như cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản và nặng nhất là giết người” – Thiếu tướng Phan Anh Minh nói.

Phó GĐ Công an TP cho biết, theo thống kê có 873 đối tượng hoạt động cho vay trái pháp luật và có vi phạm về lãi suất.

Trong số này có hơn 2/3 không phải là người cư trú ở địa bàn TP, mà chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và không ít đối tượng đang bị điều tra, truy nã, như vụ Vũ Xuân Minh gây án giết người ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) là đối tượng đang bị Công an Hà Nội điều tra hành vi giết người ở vũ trường.

Năm 2018, Công an TP lập biên bản 60 nhóm, hơn 320 đối tượng vi phạm về hoạt động tín dụng không phép hoặc vi phạm về lãi suất. Tuy nhiên, hầu hết chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là vi phạm không đáng kể, như đăng ký tạm trú, gây mất an ninh trật tự... 

Vướng mắc trong xử lý hình sự

Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, trong năm 2018, Công an quận Tân Phú đã khởi tố 2 vụ án cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, vừa rồi VKSND TP.HCM có nhắc nhở VKSND quận Tân Phú vi phạm pháp luật vì phê chuẩn lệnh bắt tạm giam 2 băng nhóm này. 

Thiếu tướng Phan Anh Minh: 'Khó kiểm soát tín dụng đen vì kẽ hở của luật' ảnh 1

Băng nhóm cho vay nặng lãi bị Công an quận Tân Phú triệt phá

Phó GĐ Công an TP.HCM lý giải, trước 2018, theo luật hình sự cũ, gần như không có 1 vụ nào về cho vay nặng lãi khởi tố được, bởi vì trong luật có tình tiết định tội ngoài lãi suất gấp 10 lần lãi suất ngân hàng, thì còn phải có “tính chất bóc lột”.

Năm 2018 có luật hình sự mới, quy định lãi suất gấp 5 lần lãi suất cao nhất của luật dân sự (8,33%/tháng), nhưng có thêm tình tiết là thu lợi bất chính. Nhưng thu lợi bất chính từ 30 triệu trở lên, chỉ cải tạo không giam giữ.

Còn khung 2, thu lợi bất chính tới 100 triệu thì hình phạt cao nhất là 3 năm tù và thuộc nhóm ít nghiêm trọng và không được bắt tạm giam. Đây chính là nguyên nhân khiến VKSND quận Tân Phú bị nhắc nhở.

Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, Bộ Công an và Công an TP nhận thức được nguy hiểm của loại tội phạm này và giao cho lực lượng hình sự đấu tranh, nhưng tội cho lãi nặng lãi nằm trong nhóm vi phạm tài chính ngân hàng, không nằm trong tội hình sự. Đây là một vướng mắc khi xử lý.

“Hồi đó, khi xây dựng luật, chúng ta nghĩ rằng đây là tranh chấp dân sự, nếu các bên có tranh chấp về lãi suất, thì tòa án sẽ xử lý. Đây là sơ hở trong khi lập pháp” – Thiếu tướng Phan Anh Minh nhận định.

Theo Theo Vietnamnet
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Để xảy ra hàng giả, một là bị mua chuộc, hai là không dám đấu tranh

Để xảy ra hàng giả, một là bị mua chuộc, hai là không dám đấu tranh

TPO - Thủ tướng Chính phủ nhìn nhận, qua phát hiện các vụ việc lớn về hàng giả, cho thấy, một là do mất ý chí chiến đấu, bị mua chuộc; hai là, thiếu tinh thần trách nhiệm, không dám đấu tranh, không dám đương đầu với các đối tượng. "Việc này cần phải xử lý nghiêm theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước", Thủ tướng nêu.
Thanh tra Chính phủ có quyền thanh tra lại trong trường hợp nào?

Thanh tra Chính phủ có quyền thanh tra lại trong trường hợp nào?

TPO - Luật Thanh tra (sửa đổi) quy định rõ Thanh tra Chính phủ có quyền thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Cơ yếu, Thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hà Nội chi bao nhiêu tiền cho phân làn, tổ chức giao thông, hiệu quả ra sao?

Hà Nội chi bao nhiêu tiền cho phân làn, tổ chức giao thông, hiệu quả ra sao?

TPO - Thời gian qua các đơn vị chuyên môn của Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức giao thông trên nhiều tuyến phố. Với công tác phân làn, kết quả được đánh giá chưa rõ ràng, thậm chí có tuyến phố phải dừng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách được thành phố Hà Nội dành cho công tác tổ chức, quản lý giao thông là hơn 1.800 tỷ đồng.