Kỳ vọng ở Đại hội:

Thu hút nhân tài, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững

 Thu hút nhân tài, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững
TP - Nhiều cán bộ lão thành và thế hệ trẻ ở Vĩnh Phúc mong muốn, trong nhiệm kỳ tới, Ban Chấp hành Đảng bộ Vĩnh Phúc đưa ra những quyết sách đột phá để tỉnh tiếp tục có những bước phát triển toàn diện, quan tâm hơn đến công tác phát triển cán bộ trẻ và thu hút nhân tài. 

Cán bộ lão thành Nguyễn Văn Bản, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh Công nghiệp vào năm 2020

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng nhiệm kỳ 5 năm vừa qua tôi thấy rằng Vĩnh Phúc đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Điều này được thể hiện ở một số chỉ tiêu, như tăng trưởng kinh tế đã đạt mức cao hơn mức trung bình của cả nước, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, đến nay Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh trên cả nước không còn hộ đói. Cơ cấu phát triển kinh tế đã đi đúng hướng, là Công nghiệp - Xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp. Thu ngân sách trong những năm gần đây liên tục tăng, năm 2014 đạt gần 21.000 tỷ đồng, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa phương có số thu ngân sách lớn nhất cả nước.

Với Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 lần này, tôi mong Ban Chấp hành Đảng bộ, các cấp, chính quyền, đoàn kết, quan tâm đến nguồn lực và công tác cán bộ. Để tiếp tục duy trì được các kết quả đạt được và đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh Công nghiệp vào năm 2020, Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần xác định nguồn lực con người là yếu tố then chốt nhất. Vì khi đã có trình độ, công nghệ và hiểu biết thì làm gì cũng thuận lợi. Do vậy để có nguồn lực tốt, Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần chú trọng công tác đào tạo, thậm chí không ngại đào tạo lại. Với công tác cán bộ, tôi cho rằng, phải phát triển cán bộ nguồn và ưu tiên cho lớp trẻ có trình độ để tạo sự đột phá. Cùng với đó, khi làm công tác cán bộ người được bổ nhiệm, luân chuyển phải có quy hoạch, nhất là từ cấp Sở trở lên. 

Bí thư Đoàn trường THPT Vĩnh Yên Lưu Thị Phương Loan: Thu hút, giữ chân nhân tài

 Thu hút nhân tài, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững ảnh 1

Để có sự phát triển bền vững, hài hòa, tôi cho rằng Đảng bộ, chính quyền tỉnh trong nhiệm kỳ tới cần quan tâm hơn đến các lĩnh vực giáo dục, công ăn việc làm cho thế hệ trẻ, đặc biệt là con em Vĩnh Phúc đã tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Hiện Vĩnh Phúc có rất nhiều công ty, doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, hàng năm đều cần một lượng lớn cán bộ, kỹ sư và lao động có trình độ vào làm viêc. Tuy nhiên số lượng con em Vĩnh Phúc sau khi tốt nghiệp, ra trường muốn trở về phục vụ quê hương lại rất ít. Trong khi đó, để có nguồn nhân lực bổ sung hàng năm, các DN trên địa bàn phải đăng thông báo, thậm chí đi khắp nơi để tuyển.

Hơn nữa, do có vị trí địa lý thuận lợi, hàng năm một lượng lớn cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận rất muốn về Vĩnh Phúc công tác. Đây chính là nguồn lực chất xám rất cần để phát triển tỉnh. Nhưng lâu nay do chưa có cơ chế và sự đãi ngộ rõ ràng nên tôi thấy nhiều người đến rồi lại đi. Vĩnh Phúc là tỉnh dân số ít nhưng lại có hàng trăm DN lớn trong và ngoài nước đóng trên địa bàn, cùng với đó để sớm đạt được các chỉ tiêu phát triển, thời gian tới Vĩnh Phúc sẽ cần một lượng lớn nhân lực có trình độ. Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần sớm có chính sách thu hút, giữ chân nhân tài.

Một nội dung nữa mà các cấp lãnh đạo trong tỉnh cần phải quan tâm, đó là công tác giáo dục, hiện nay tỉnh đã có chính sách phân luồng học sinh, theo đó với học sinh cuối cấp như lớp 9, lớp 12 nếu không có điều kiện học tiếp, đều được địa phương hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, sau đó giới thiệu vào các công ty, khu công nghiệp... làm việc. Tôi thấy đây là chính sách không phải địa phương nào cũng thực hiện được, tuy nhiên do công tác tuyên truyền chưa tốt nên hầu hết tâm lý các bậc phụ huynh vẫn muốn con em phải học có bằng này, bằng kia mới xin được việc. Dẫn đến tốn kém và tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm trường, tốt nghiệp ra vẫn khó xin được việc vẫn còn.

Chị Nguyễn Thu Hằng, người dân tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên: Đầu tư phát triển y tế và giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non

 Thu hút nhân tài, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững ảnh 2

Bệnh nhân và thế hệ mầm non là hai đối tượng cần sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội. Hiện nay, cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng và đội ngũ giáo viên ở bậc học mầm non chưa được đáp ứng. Tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh chưa được khắc phục, thiếu các bệnh viện chuyên ngành; cơ sở vật chất, điều kiện khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân còn rất thiếu thốn. Quan tâm đầu tư cho giáo dục mầm non và chăm sóc y tế là việc làm cần thiết, cấp bách. Tôi mong rằng, trong nhiệm kỳ tới, Đảng bộ và chính quyền tỉnh sẽ quan tâm hơn đối với hai lĩnh vực nêu trên.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.