Thủ khoa vẫn long đong tìm việc

Thủ khoa vẫn long đong tìm việc
TP - Sau Lễ tôn vinh tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám trong hơn 130 thủ khoa, một số được giữ lại trường làm giảng viên, số còn lại đang long đong tìm việc.
Thủ khoa vẫn long đong tìm việc ảnh 1
Tại lễ tuyên dương thủ khoa của Hà Nội - Ảnh: Phạm Yên

Nguyễn Khánh Chi, thủ khoa trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2009. Tốt nghiệp tháng 6/2009 hiện Khánh Chi đang ở nhà vì thất nghiệp sau khi mang hồ sơ đi rải một số nơi nhưng đều chưa có hồi âm. Hai hồ sơ Khánh Chi kỳ vọng nhất là vị trí kế toán tại Tập đoàn FPT và Mobiphone.

Khánh Chi cho biết: “Chị gái có Cty tư nhân, Chi đã vào đó làm việc hơn một tháng nhưng thấy không phù hợp nên xin nghỉ. Tháng 8/2009, Tập đoàn FPT gọi Chi phỏng vấn nhưng đúng ngày tuyên dương thủ khoa nên lại thôi”.

Thủ khoa vẫn long đong tìm việc ảnh 2  Sau khi tuyên dương không thấy Hà Nội nói gì đến tuyển dụng nên mình không biết Thành phố cần ngành gì để nộp hồ sơ.

Phía Thành Đoàn Hà Nội có hẹn sau ngày 9/9 sẽ tập hợp để thông báo chỉ tiêu tuyển dụng của các doanh nghiệp thông qua diễn đàn thủ khoa. Nhưng đến nay mình chưa thấy gọi và các bạn khác cũng thế.

Mình phải tự đi tìm việc chứ không thể cứ ngồi chờ thế này được .Thủ khoa vẫn long đong tìm việc ảnh 3 - Thủ khoa Đại học Kinh tế Quốc dân Nguyễn Khánh Chi 

Lỡ mất cơ hội gọi phỏng vấn, Khánh Chi đành ngồi nhà chờ đợi và đăng ký học thêm khóa nghiệp vụ về ngân hàng để nộp hồ sơ xin việc, tìm cơ hội ở một số ngân hàng.

Trần Hoài Thu, thủ khoa ĐH Kinh tế Quốc dân đang nóng lòng chờ điện thoại các Cty tuyển dụng. Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Phát triển loại xuất sắc, Hoài Thu không nhớ nổi mình đã rải bao nhiêu bộ hồ sơ xin việc ở các Cty, đơn vị.

Hồ sơ Thu nộp gần đây và đặt nhiều hi vọng là một tổ chức phi chính phủ và Mobiphone. Hoài Thu chỉ biết, những ngày này bạn bè yên phận ở lại trường hoặc phấn đấu ở một tập đoàn lớn thì Thu vẫn mỏi mắt chờ gọi phỏng vấn, thấp thỏm đợi kết quả.

Cái khó của một số thủ khoa vừa tốt nghiệp khi tìm việc là thiếu kinh nghiệm. Thu cho biết đã tính đến chuyện du học nếu cứ đợi việc dài cổ thế này.

“Hồi đi học thì chỉ chú trọng học thôi, xác định kiến thức nền tảng là quan trọng nhưng đi xin việc mới biết kinh nghiệm thực tiễn quyết định phần không nhỏ” - Thu chia sẻ.

Dương Thanh Tùng, thủ khoa ĐH Bách khoa đang là kỹ sư phần mềm của Cty điện tử Đình Anh. Ra trường, Tùng khá tự tin cầm hồ sơ xin việc với hệ thống giải thưởng (hai năm liền nhận giải thưởng Laurence S.Ting, giải khuyến khích Olympic Tiếng Anh năm 2005, học bổng FPT, điểm tổng kết trung bình 9.21...).

Vượt qua nhiều đối thủ, Tùng được Cty nhận vào làm việc với mức lương thử việc hơn 5 triệu đồng/tháng. Thanh Tùng cho biết, chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều đến kinh nghiệm thực tiễn. Khi là sinh viên, Tùng tham gia nhóm lắp ráp Robocon đồng thời làm việc thêm cho một Cty tư nhân để lấy kinh nghiệm.

Nguyễn Thị Vinh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết: Trong số 136 thủ khoa được tuyên dương năm 2009 tính đến thời điểm này chỉ có 3 thủ khoa đăng ký vào làm trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của thành phố.

Hà Nội đang tiếp tục tuyển thủ khoa có chuyên ngành phù hợp với nhu cầu của thành phố.

Tùng chia sẻ: “Không phải cứ là thủ khoa là xin việc dễ vì những gì học trong nhà trường có thể chưa phù hợp với những gì doanh nghiệp yêu cầu. Lý thuyết khác xa với kinh nghiệm thực tiễn”.

Thủ khoa trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Trương Minh Đức lại cho rằng, kinh nghiệm thực tế đóng vai trò quyết định. Hoàn thành chương trình học năm 2008 nhưng Đức đã đi làm ở Cty Cổ phần Kinh Đô để lấy kinh nghiệm một năm.

Năm 2009, Đức tốt nghiệp thủ khoa và cùng nhóm bạn lập Cty. Cùng làm việc với Đức có thủ khoa ĐH Kinh doanh và Công nghệ Nguyễn Thanh Phương. Các thủ khoa này đều coi việc kinh doanh là để tích lũy kinh nghiệm chờ những cơ hội lớn.

Bà Hoàng Thanh Hà, Giám đốc đối ngoại Ngân hàng CitiBank chia sẻ: “Trong quá trình tuyển dụng doanh nghiệp chú trọng cả hai yếu tố bảng điểm đẹp và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, thủ khoa hay bảng điểm đẹp không phải là yếu tố quyết định.

Trong điều kiện thị trường nguồn nhân lực dồi dào như hiện nay thì khi doanh nghiệp có sự lựa chọn giữa lao động có kinh nghiệm với lao động mới ra trường thì doanh nghiệp sẽ chọn người có kinh nghiệm.

Vì thế, trong các buổi nói chuyện với sinh viên các trường chúng tôi thường khuyên sinh viên nên làm quen với công việc thực tiễn từ năm thứ hai, thứ ba đại học. Khi ra trường bạn vừa có kinh nghiệm vừa có bảng điểm đẹp thì cơ hội việc làm mới rộng mở”.

MỚI - NÓNG