Thu quảng cáo để bù lỗ xe buýt?

Thu quảng cáo để bù lỗ xe buýt?
Hằng năm, TPHCM phải bỏ ra hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ giá xe buýt, trong khi đó, một nguồn thu không nhỏ từ việc quảng cáo trên xe buýt để chia sẻ phần nào gánh nặng ngân sách TP lại không được khai thác.
Thu quảng cáo để bù lỗ xe buýt? ảnh 1

Ở nhiều tỉnh, thnh đ cho php quảng co trn xe buýt. Trong ảnh: xe buýt của tỉnh Đồng Nai cĩ quảng co bn ngồi xe - Ảnh: C.QUỐC

Trước thông tin nhiều HTX xe buýt dọa ngưng hoạt động do tiền trợ giá đã lỗi thời trong thời điểm vật giá leo thang, UBND TP.HCM đã đồng ý tăng thêm 122 tỉ đồng trợ giá cho xe buýt.

Tuy nhiên, một đại biểu Ủy ban MTTQ TP đặt vấn đề: "Không lẽ cứ lấy tiền ngân sách bù giá như thế mãi. Tiền ngân sách cũng là tiền của dân. Trong khi việc tận dụng hình thức quảng cáo trên xe buýt lấy nguồn thu bù đắp phần chi phí trợ giá bị bỏ ngỏ trong một thời gian dài".

Giờ mới bàn là "lạc hậu"

Chị Võ Thu Mi, hành khách thườngxuyên đi xe buýt Củ Chi - Bến Thành, lo lắng: "Trong thời điểm vật giá leo thang, người lao động như tôi phải tính toán chi li mới sống nổi. Mỗi ngày, tôi phải đi làm qua bốn lượt xe buýt tốn 16.000 đồng. Nếu giá tăng nữa tôi sẽ chuyển sang đi xe máy".

Vì vậy, chị Mi hoàn toàn ủng hộ việc quảng cáo trên xe buýt lấy nguồn thu giảm một phần chi phí bù lỗ của dân.

Anh Nguyễn Bá Nguyệt, tài xế của Công ty xe khách Sài Gòn (chạy tuyến Bến Thành - Âu Cơ - An Sương), cho rằng đến thời điểm này mới bàn đến chuyện quảng cáo trên xe buýt là quá "lạc hậu".

Theo anh Nguyệt, trong khi TP cấm quảng cáo trên các phương tiện vận tải công cộng (theo quyết định 108 của UBND TP) thì hầu hết các tỉnh, thành khác đã tận dụng hình thức quảng cáo này.

Đi qua nhiều tuyến đường trong nội thành, chúng tôi không ít lần bắt gặp các phương tiện vận tải công cộng được dán hình ảnh quảng cáo của các nhãn hiệu bánh kẹo như Oreo, Belvita, sơn Nippon... mang biển số các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa...

Cũng có người cho rằng việc quảng cáo dán hình trên xe buýt sẽ gây mất an toàn giao thông. Song tài xế Nguyệt nói: "Bản thân là một tài xế lâu năm, tôi cho rằng nó không bị ảnh hưởng giao thông đến mức như nhiều người lo ngại nếu làm một cách khoa học".

Ông Nguyễn Văn Khanh, cán bộ phòng thông tin thuộc Sở Văn hóa thông tin TP, cho biết thật ra hình thức quảng cáo trên các phương tiện vận tải công cộng cũng đã được các cơ quan ban ngành thấy và bàn từ nhiều năm qua, nhưng do vướng quyết định 108 nên việc bàn "chưa tới nơi tới chốn".

Nhiều doanh nghiệp muốn quảng cáo trên xe buýt

Theo một công ty quảng cáo, số tiền quảng cáo thu được từ 2.500-3.000USD/năm/xe buýt (40-48 triệu đồng) tại thị trường Hà Nội. Trong khi đó, tại TP.HCM thị trường rộng hơn, nhiều tuyến đường hơn thì mức giá này sẽ tăng 20-25%/xe/năm. Như vậy, với khoảng 3.200 xe buýt các loại tại TP thì số tiền thu được từ quảng cáo lên đến hàng trăm tỉ đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Lô - trưởng ban kiểm soát HTX vận tải du lịch Củ Chi - cho rằng cho quảng cáo trên xe buýt thì số tiền thu về sẽ không nhỏ. Ông Lô nêu thực tế đã có doanh nghiệp đề nghị cho treo băngrôn trên xe buýt tuyến về tỉnh Tây Ninh sẽ chi trả 20.000 đồng/chuyến.

Điều đó chứng tỏ nhiều doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo. Hiện HTX rất muốn có quảng cáo trên xe buýt nhưng TP chưa cho phép nên chưa dám làm.

Còn ông Nguyễn Văn Thảo, chủ nhiệm HTX vận tải hành khách - du lịch số 15, nói nếu cho phép quảng cáo trên xe buýt thì đơn vị sẵn sàng hưởng ứng. Tuy nhiên, ông Thảo đề xuất cơ quan chức năng cần đưa ra hướng dẫn cụ thể về loại xe được phép quảng cáo, diện tích quảng cáo, tỉ lệ được hưởng từ hoạt động này giữa Nhà nước và xã viên...

"Nếu đưa ra được hướng dẫn cụ thể về các điểm trên, xã viên thấy hợp tình hợp lý thì sẽ sẵn sàng hưởng ứng" - ông Thảo nói.

Thông tin từ Công ty TNHH Vận tải TP cho biết đã có một số doanh nghiệp đề cập việc quảng cáo bên trong xe buýt (bằng việc chiếu quảng cáo trên tivi đặt trong xe) với công ty.

Trong khi đó, một lãnh đạo Liên hiệp HTX vận tải TP.HCM cũng cho hay đối với xe buýt nằm trong dự án (xe do Nhà nước cho vay vốn mua) thì việc cho phép quảng cáo hay không là quyền của cơ quan quản lý nhà nước.

Theo đánh giá của Công ty quảng cáo Trẻ, loại hình quảng cáo trên xe buýt có ưu điểm là di chuyển cố định trên nhiều tuyến đường, giúp khách hàng nhìn thấy nhiều lần trong một thời gian dài. Nếu được phép quảng cáo thì không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ mà nhiều nhãn hàng nổi tiếng cũng sẽ đăng ký được quảng cáo.

Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Xuân Mai, trưởng khoa kỹ thuật giao thông Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cũng cho rằng quảng cáo trên xe buýt là một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề tài chính cho ngân sách TP. Nhiều nước trên thế giới đã cho phép quảng cáo cả bên ngoài và bên trong xe buýt. Riêng việc quảng cáo bên ngoài xe tuy có ảnh hưởng đến an toàn giao thông nhưng không đáng kể.

Theo Q.Khải - C.Quốc
Tuổi trẻ

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.