Thứ trưởng Bộ Công an: An toàn giao thông đường sắt rất đáng lo

Thượng tướng Lê Qúy Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
Thượng tướng Lê Qúy Vương, Thứ trưởng Bộ Công an
TPO - "Đường sắt của ta giờ cũ quá rồi, khổ đường lạc hậu, vận tải cũng không đáp ứng được, đặc biệt là lo ngại về độ an toàn”, Thượng tướng Lê Quý Vương nêu tại phiên thảo luận tổ ngày 11/11.  

Đường sắt chạy qua giữa làng, tốc độ cao thế nào?

Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, lẽ ra vấn đề đường sắt cần phải quan tâm từ lâu. “Tôi là công an nên thường xuyên phải giải quyết đến giao thông, tai nạn. Giờ tất cả phương tiện, hoạt động kinh doanh đều dồn ra đường bộ, nếu mở đường, kể cả tới đây QL1 hay cao tốc đường bộ cũng không đáp ứng được nhu cầu ấy”, ông Vương nói.

Thứ trưởng Vương cũng cho rằng, hiện nay thực trạng đường sắt thế nào phải tìm hiểu kỹ. “Đường sắt của ta giờ cũ quá rồi, khổ đường lạc hậu, vận tải cũng không đáp ứng được, đặc biệt là lo ngại về độ an toàn. Vừa rồi qua các vụ tai nạn, đặc biệt là mấy vụ ô tô đâm qua đường sắt, mới có một xe ô tô qua đường sắt bị đâm chết 6 người, không có barie, chỉ có cảnh báo, người đi không tỉnh táo nên phóng qua gây tai nạn”, ông Vương nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an, đảm bảo về an toàn giao thông đường sắt hiện nay rất đáng lo ngại. Theo thống kê có hàng nghìn đường bộ, đường ngang, đường dân sinh qua đường sắt nhưng nhiều lối đi dân sinh chưa có barie… Thực trạng này cần đánh giá.

Thứ trưởng Vương đề nghị làm rõ đường sắt giao với đường bộ, nhất là giải quyết các lối đi dân sinh. “Đi khắp đất nước thì một làng chia làm đôi vì đường sắt chạy qua giữa làng, phải tính đường dân sinh nếu không sẽ không đáp ứng được tốc độ cao”, ông Vương nói.

Cần quy rõ trách nhiệm

Đề cập đến dự thảo Luật Chuyển giao công nghệ, ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, phải làm sao quy định chặt chẽ vấn đề chuyển giao các loại công nghệ theo cấp bậc công nghệ, vì giá trị công nghệ phụ thuộc hoàn toàn vào cấp bậc công nghệ, ví dụ phát minh khác với sáng chế, sáng chế lại khác với các giải pháp hữu ích.

Bên cạnh đó, những loại công nghệ nhập về nhưng không vận hành được, hoặc nhập về phần cứng còn phần mềm hoàn toàn bó tay, khi đó tiếp tục phải bỏ tiền, lẽ ra giá công nghệ chỉ một thôi nhưng lại phải bỏ ra rất nhiều.

Theo ĐB Nhưỡng, phải làm sao phát triển thị trường công nghệ, bao gồm thị trường trong nước và quốc tế, có nhập có xuất. Liên quan đến chất lượng chuyển giao, ông đề nghị quy định chặt chẽ về thẩm định công nghệ, vì vấn đề này đang rất sơ hở.

“Chúng ta phải quy định rất rõ, thành phần của những tổ chức cá nhân tham gia thẩm định công nghệ, và trách nhiệm của những hội đồng thẩm định đó. Giả sử khi có kết luận thẩm định rồi nhưng sau này lại phát hiện ra anh thẩm định sai thì anh phải hoàn toàn liên đới chịu trách nhiệm, ví dụ nhập công nghệ mấy tỷ đô về rồi vứt đấy, nếu mấy ông đó mà vô can là không đúng.

Vì thế, phải liên kết ngay tính liên đới chịu trách nhiệm giữa hội đồng thẩm định, cơ quan thẩm định với hậu quả sau này xảy ra, kể cả tính chuyện xử lý trách nhiệm hình sự. Thế là thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có những khi cố ý nhập thiết bị công nghệ hàng tỷ đô gây lãng phí thất thoát cho nhà nước. Cần quy định rõ trách nhiệm”, ông Nhưỡng cho hay.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.