Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời Hà Nội thăm chính thức CHND Trung Hoa và dự ASEM-7

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời Hà Nội thăm chính thức CHND Trung Hoa và dự ASEM-7
TP - Nhận lời mời của Thủ tướng nước CHND Trung Hoa Ôn Gia Bảo và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân sáng nay lên đường thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc.

Chuyến thăm kéo dài từ ngày 20-23/10/2008, sau đó, Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Á - Âu lần thứ bảy (ASEM-7) được tổ chức tại Bắc Kinh Trung Quốc từ ngày 24-25/10/2008.

Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên cương vị Thủ tướng.

Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc có những bước phát triển rất quan trọng. Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” hai nước duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng hai nước.

Kim ngạch hai chiều năm 2007 đạt gần 16 tỷ USD hoàn thành trước thời hạn ba năm mục tiêu 15 tỷ USD năm 2010, kim ngạch 7 tháng đầu năm 2008 đạt 12,67 tỷ USD (dự kiến cả năm 2008 đạt kim ngạch 21 tỷ USD).

Hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các dự án lớn, nhất là các dự án trong khuôn khổ thỏa thuận Hai hành lang một vành đai kinh tế. Giao lưu giữa các Bộ ngành địa phương hai nước cũng có bước phát triển mới. Hai nước tích cực hợp tác và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực tại các diễn đàn đa phương như LHQ, APEC, Trung Quốc – ASEAN.

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ giữa hai nước có nhiều tiến triển tích cực. Về cơ bản, hai nước đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên đất liền. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ.

Chuyến thăm nhằm tiếp tục củng cố quan hệ tin cậy giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, tăng cường quan hệ hữu nghị, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, cụ thể hóa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai Đảng hai nước do hai Tổng Bí thư vừa thỏa thuận tháng 5/2008 bằng những chương trình kế hoạch và biện pháp lớn, đưa các lĩnh vực hợp tác phát triển thực chất và hiệu quả hơn trọng tâm là đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư du lịch, thiết lập các cơ chế đối thoại khuôn khổ hợp tác trong nhiều lĩnh vực quan trọng.

Tháp tùng chuyến thăm của Thủ tướng và phu nhân còn có một số Bộ, thứ trưởng cùng hàng chục đoàn doanh nhân, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Mọi hoạt động của Thủ tướng và các thành viên trong đoàn sẽ được phóng viên báo Tiền phong Xuân Ba trong nhóm báo chí tháp tùng thông tin đến bạn đọc.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.