Thủ tướng yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng ngân sách

Thủ tướng yêu cầu chống lãng phí trong sử dụng ngân sách
TP - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước.

> Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật trong tuần
> Đã nghèo còn lãng phí

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ quy định; thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp chống thất thoát, lãng phí.

Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán được giao cho các mục đích: mua sắm ô tô, tổ chức hội nghị, hội thảo, lễ kỷ niệm, lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, nhất là các khoản chi: mua xe công; tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, ký kết thi đua, tiếp khách...

Thực hiện các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiết kiệm triệt để chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm và các chi phí khác.

Các bộ, cơ quan nêu trên tổ chức các hội nghị tổng kết cuối năm, hội nghị ngành kết hợp triển khai nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ..., hạn chế tối đa việc tổ chức họp tập trung để tiết kiệm chi phí tổ chức họp, đi lại, ăn ở của các đại biểu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chọn tổ hợp môn học: Cú 'đặt cược' lớn đầu đời của học sinh lớp 10

Chọn tổ hợp môn học: Cú 'đặt cược' lớn đầu đời của học sinh lớp 10

TPO - Ngay sau khi trúng tuyển vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học để theo suốt ba năm THPT, một quyết định mang tính chiến lược, gắn liền với xét tuyển đại học và cả hướng nghiệp tương lai. Nhưng, không ít em chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc… chọn đại. Trong khi đó, nhiều trường không đủ điều kiện mở đủ tổ hợp môn, giáo viên bộ môn thiếu trầm trọng, khiến việc “chọn đúng” trở nên không hề dễ dàng.
Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?

Lương cao, luật mới: Dạy thêm chưa có hồi kết?

TPO - Luật Nhà giáo sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, lần đầu tiên tạo hành lang pháp lý riêng cho hơn một triệu giáo viên. Dù quy định xếp lương cao nhất được kỳ vọng giúp giáo viên yên tâm cống hiến, lãnh đạo Bộ GD&ĐT thừa nhận: lương chỉ là một phần trong bài toán dạy thêm, học thêm.
Luật mới cho giáo viên: Lương tăng, phụ cấp dày, nghỉ hưu sớm, thu hút người tài

Luật mới cho giáo viên: Lương tăng, phụ cấp dày, nghỉ hưu sớm, thu hút người tài

TPO - Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo và viên chức các ngành, lĩnh vực khác; đồng thời, bảo đảm mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.