Thủ tướng yêu cầu làm rõ thông tin 'Cửa ngõ phía Tây Hà Nội xập xệ'

Đã 10 năm với 3 lần thay đổi nhà đầu tư nhưng đến nay dự án nâng cấp QL6 vẫn "đắp chiếu". Ảnh: T.Đảng
Đã 10 năm với 3 lần thay đổi nhà đầu tư nhưng đến nay dự án nâng cấp QL6 vẫn "đắp chiếu". Ảnh: T.Đảng
TPO - Sau khi báo Tiền Phong ngày 19/3 có bài “Cửa ngõ phía Tây Hà Nội xập xệ: 2 nhiệm kỳ chưa xong thủ tục đầu tư”, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng để nghị thành phố Hà Nội làm rõ và trả lời báo Tiền Phong.

Cụ thể, Văn bản số  2279, do Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng ký nêu rõ: Báo Tiền Phong ra ngày 19/3/2020 có bài “Cửa ngõ phía Tây Hà Nội xập xệ: 2 nhiệm kỳ chưa xong thủ tục đầu tư”, phản ánh việc dự án cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Ba La – Xuân Mai được phê duyệt 10 năm trước, với 3 lần đổi nhà đầu tư vẫn chưa được khởi công.

Về vấn đề này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao UBND thành phố Hà Nội xem xét, xử lý và trả lời báo Tiền phong biết.

Trước đó, Tiền Phong đã có bài viết nêu về tình trạng QL6 trên địa bàn Hà Nội ùn tắc, xập xệ, dự án cải tại treo. Cụ thể, trước tình trạng ùn tắc, xuống cấp của QL6, năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để thành phố Hà Nội triển khai dự án cải tạo, nâng cấp theo hình thức chỉ định nhà đầu tư. Tuy nhiên đến nay đã hơn 10 năm trôi qua, đã có các nhà đầu tư được thành phố Hà Nội giao thực hiện dự án, như Tổng Cty Sông Đà; Liên danh Cty CP Đầu tư Louis Group; UBND quận Hà Đông (thi công đoạn Ba La - Chúc Sơn), UBND huyện Chương Mỹ (thi công đoạn qua thị trấn Chúc Sơn).

Tuy nhiên đến nay, mặc dù được “xé” nhỏ làm nhiều đoạn với nhiều nhà đầu tư khác nhau tham gia, nhưng đến nay thủ tục đầu tư tổng thể dự án vẫn chưa xong, nhiều nhà đầu tư đã được chọn làm dự án đều không thực hiện được. Cơ quan được UBND thành phố Hà Nội giao tham mưu, hoàn thiện cơ chế chính sách để thi công dự án cải tạo QL6 là Sở KH-ĐT thì chưa biết khi nào mới trả lời báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.