Thủ tướng yêu cầu tính cơ chế chi bồi dưỡng cho CSGT

Thủ tướng yêu cầu tính cơ chế chi bồi dưỡng cho CSGT
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cần tính quy chế chi bồi dưỡng xứng đáng cho cảnh sát giao thông (CSGT) thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ.

Thủ tướng yêu cầu tính cơ chế chi bồi dưỡng cho CSGT

Từ 1/12, bãi bỏ phần trăm cho lực lượng xử phạt giao thông

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cần tính quy chế chi bồi dưỡng xứng đáng cho cảnh sát giao thông (CSGT) thường xuyên phải làm thêm ngoài giờ.

Đây là ý kiến được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra sau khi lắng nghe ý kiến từ các thành viên Chính phủ trong phiên họp ngày 2/12.

Nếu chia bình quân, chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h
Nếu chia bình quân, chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h.

Mỗi CSGT đảm đương 70km đường, chia nhau trực 24/24h

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, tổng số tiền phạt lỗi giao thông thu về trong 11 tháng của năm 2013 đã nộp ngân sách hơn 2.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, chế độ cho các CSGT làm nhiệm vụ rất ít ỏi, dù họ thường xuyên phải tham gia các chiến dịch an toàn giao thông.

“Nếu cứ làm cao điểm từng đợt thì được, chứ bắt anh em phải làm suốt như thế này thì không ổn” – Bộ trưởng Thăng nêu ý kiến. Ông đề nghị Chính phủ cần có cơ chế để bồi dưỡng cho CSGT làm việc trong ngày nghỉ, ngoài giờ...

Cùng ý kiến, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, để hạn chế được 3 tiêu chí tai nạn giao thông như trong thời gian vừa qua là nhờ sự tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT.

Song, do lực lượng CSGT còn mỏng, nên anh em phải căng kéo, bám đường và nếu chia bình quân chỉ tính riêng quốc lộ, mỗi CSGT phải đảm đương 70km đường và chia nhau trực 24/24h. Ông cho rằng dư luận hiểu không đúng khi nghĩ “cứ phạt vi phạm giao thông nhiều thì CSGT được hưởng nhiều”.

“Thực ra mỗi ca trực, tiền bồi dưỡng của mỗi chiến sĩ chỉ mua được 1 cái bánh mì. Số tiền xử phạt theo quy định phải nộp về cho Bộ Tài chính” - Bộ trưởng Bộ Công an cho hay.

Cũng theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, nhiều tỉnh có số thu từ xử phạt vi phạm giao thông rất ít như Đắc Nông chỉ vài tỉ đồng; còn TP.Hà Nội, TPHCM là mấy trăm tỉ đồng. Ông đề xuất nếu chuyển tiền phạt về Bộ Công an để cân đối, điều hòa sẽ thuận lợi hơn.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, có nguồn kinh phí này sẽ tăng bồi dưỡng cho CSGT trực tuần tra, đồng thời bù thêm vào xăng xe, mua thêm camera, xe tuần tra, máy đo độ cồn…

Bộ Tài chính đề xuất cơ chế 30 - 70

Các ý kiến trên được đưa ra sau khi có quy định mới từ ngày 1.7.2013, toàn bộ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách nhà nước. Trong khi đó trước đây, tiền thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông được để lại địa phương 100% và trích 70% cho lực lượng công an tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Thủ tướng khẳng định, không thể để CSGT phải làm việc trong tình trạng như vậy. “Các CSGT nắng, mưa cũng phải có mặt, cần phải có bồi dưỡng xứng đáng hoặc mua thiết bị hỗ trợ cho họ hoạt động. Nếu kinh phí thu về được nộp cho ngân sách thì phải tính cơ chế cấp lại cho Bộ Công an để mua trang thiết bị và chi bồi dưỡng cho CSGT yên tâm làm việc” – Thủ tướng yêu cầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đang nghiên cứu theo hướng số tiền phạt nêu trên vẫn để lại địa phương 30%, còn 70% thì đưa lên trung ương và chi cho lực lượng công an.

Theo A.P
Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG