Thực hư chuyện "rồng nổi" ở An Giang

Đông đảo người dân hiếu kỳ đến xem ở khu vực bờ Lấp Vò.
Đông đảo người dân hiếu kỳ đến xem ở khu vực bờ Lấp Vò.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn thổi gần ngã ba sông bờ Hòa An (Chợ Mới) và Lấp Vò (Đồng Tháp) xuất hiện con vật lạ, lưng có gai; là “rồng nổi”… Người dân hiếu kỳ nghe tin đã kéo nhau tới xem.

Thực hư chuyện "rồng nổi" ở An Giang

 > Thực hư chuyện thủy quái đảo Cát Bà

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin đồn thổi gần ngã ba sông bờ Hòa An (Chợ Mới) và Lấp Vò (Đồng Tháp) xuất hiện con vật lạ, lưng có gai; là “rồng nổi”… Người dân hiếu kỳ nghe tin đã kéo nhau tới xem.

Đông đảo người dân hiếu kỳ đến xem ở khu vực bờ Lấp Vò.
Đông đảo người dân hiếu kỳ đến xem ở khu vực bờ Lấp Vò..

Gần nửa tháng nay tại khu vực ngã ba sông giữa bờ Hòa An và Lấp Vò luôn tấp nập người hiếu kỳ; thậm chí nhiều người đã bỏ cả công ăn việc làm để đến đây trực chờ xem “rồng nổi”.

Anh Trần Thanh Tuấn bức xúc: “Nhà tui ở ngay đây, mấy bữa đầu, dân tràn xuống coi muốn sập nhà. Sợ quá tui phải khóa cửa im ỉm suốt ngày. Mà tui có thấy con gì đâu, chỉ thấy nước sủi bọt rồi phựt lên rác thải đen ngòm, có cả gốc cây mục rồi lan ra... Trước đây, tại khu vực này tui câu dính nhiều cá lăng, cá ngát, có con to cả ký, từ khi có hiện tượng nước sủi bọt lại thêm nhiều người tới coi nên câu không dính con nào”.

Anh Nguyễn Minh Cảnh, nhà gần đó cũng nói: “Chúng tôi ở đây còn thấy bức xúc khó chịu, có con gì đâu mà đồn bậy bạ…”.

Trao đổi với chúng tôi, Trưởng Công an xã Hòa An Nguyễn Ngọc Khoa cho biết: Do ở ngã ba sông nước xoáy, rác thải tích tụ lâu năm phụt lên. Tại đây hồi năm 1988 đã có một cái nhà bốn tầng rơi tỏm xuống sông do bị sạt lở đất. Trước đây khu vực này cạn, ít tàu, xà lan chạy, nay lưu thông nhiều làm động đáy, nên kéo theo rác trồi lên thôi. Công an đã cho lực lượng xuống tận nơi giải thích và giải tán người tụ tập để đảm bảo an ninh trật tự.

Giải thích hiện tượng này, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Trần Anh Thư nói rằng: “Do đoạn sông này có nhiều nhà máy xay xát hoạt động nhiều năm thải trấu đóng hàng lớp dưới đáy sông. Qua thời gian phân hủy tạo khí mêtan. Nước lũ chảy mạnh và xoáy làm bung lớp trấu mục (như nắp đậy che túi khí) đẩy trấu và các chất hữu cơ phân hủy lên. Trước đây, sở và địa phương có khảo sát dự kiến nạo vét tận thu cát tại khu vực này, nhưng qua khảo sát thấy toàn rác và vỏ trấu”.

Thiết nghĩ chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền, giải thích hiện tượng trên, đồng thời nạo vét lòng kênh để tăng độ sâu và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Theo Hạnh Châu - Cao Tâm
Báo An Giang

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG