Thực hư thông tin sản phụ ‘đẻ rơi’ ngay cổng do BV cách ly chống dịch COVID-19

TPO - Ngày 22/8, Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng đã có báo cáo gửi Sở Y tế TP và cơ quan chức năng về trường hợp  một sản phụ sinh con ngay cổng bệnh viện Phụ nữ gây xôn xao dư luận.

Theo bệnh viện Phụ nữ cho biết: vào lúc 5h sáng ngày 21/8, một sản phụ ở quận Hải Châu, TP Đà Nẵng được người nhà chở đến bằng xe máy và sinh con ngay trước cổng viện. Thông tin và hình ảnh này được đăng tải lên mạng xã hội gây hiểu lầm trong dư luận.

Theo giải thích của lãnh đạo bệnh viện Phụ nữ, từ ngày 31/7, cho đến nay, bệnh viện này được Sở Y tế TP Đà Nẵng sử dụng để tiếp nhận, quản lý và điều trị bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển qua nhằm giảm tải áp lực cho bệnh viện Đà Nẵng trong thời gian phong toả do dịch bệnh.

Theo chỉ đạo của Sở Y tế, bệnh viện Phụ nữ ngừng tiếp nhận bệnh khám ngoại trú, toàn bộ nhân lực của bệnh viện được huy động để tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Liên quan đến sản phụ kể trên, bệnh viện Phụ nữ cho biết: ngay khi tiếp nhận thông tin sản phụ chuyển dạ và sinh em bé trước cổng bệnh viện, bệnh viện Phụ nữ đã đặc cách huy động ê kíp bác sĩ đang trực trong điều kiện cách ly, mặc bảo hộ an toàn và ra ngoài hỗ trợ sản phụ chuyển dạ sinh thường, cắt rốn, bong nhau, bảo vệ mẹ và bé trai nặng 3,4 kg. Bé sau khi sinh khoẻ, hồng hào, mẹ ổn định. Bệnh viện Phụ nữ phối hợp với Trung tâm 115 chuyển hai mẹ con đến Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng để theo dõi và tiếp tục chăm sóc. Hiện sức khoẻ của sản phụ và em bé ổn định.

Bệnh viện Phụ nữ cũng để nghị cơ quan chức năng TP xem xét xử lý các thông tin sai lệnh làm ảnh hưởng đến uy tín và tâm lý của người dân, gây hoang mang dư luận.

Được biết, 53 bệnh nhân là các trường hợp F1 tại Bệnh viện Đà Nẵng đã được chuyển đến Bệnh viện Phụ nữ thành phố tiếp tục cách ly, điều trị từ ngày 31/7 đến nay. Toàn bộ 102 nhân viên bệnh viện được huy động tham gia phòng, chống COVID-19. Mỗi ê-kip chuyên môn gồm 18 người được bố trí trực 24/24 giờ, bảo đảm việc điều trị, chăm sóc cho các bệnh nhân có bệnh lý nền nặng. (Nguyễn Thành)
Hải Dương: Từ 24/8 xét nghiệm sàng lọc COVID-19 đợt 2 bằng kỹ thuật ELISA 
Sáng 22/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 do đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế , Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Hải Dương về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện tỉnh Hải Dương cho hay, từ ngày 25/7 đến nay Hải Dương có 14 trường hợp mắc COVID-19 (gồm BN 751, BN 869, BN906, BN907, BN908, BN950, BN963, BN970, BN971, BN972, BN973, BN977, BN978 và BN993), trừ BN751 (ghi nhận ngày 5/8) được xác định dương tính ngày 6/8/2020 tại BVĐK tỉnh Hải Dương, tất cả các trường hợp còn lại đều liên quan đến nhà hàng Thế giới bò tươi (số 36 Ngô Quyền, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương).

Ngành y tế Hải Dương đã khẩn trương truy vết được hàng ngàn trường hợp có tiếp xúc liên quan đến ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi. Sở Y tế đã 2 lần ra thông báo khẩn truy tìm những người đã đến nhà hàng trong thời gian từ ngày 10-7-11/8/2020.

Đến thời điểm hiện tại, kết hợp với ứng dụng Bluzone, tỉnh đã truy vết được 1.529 người  (F1) và 7.320 người có tiếp xúc liên quan (F2) đến ca bệnh 751 và ổ dịch nhà hàng Thế giới bò tươi.

“Ổ dịch 36 Ngô Quyền đã phát hiện 13 ca bệnh , các ca mắc đều là các trường hợp F1, chưa có lây nhiễm thứ phát. Hơn 3 ngày qua, chưa phát hiện ca mắc mới, song tỉnh Hải Dương nhận định đây là ổ dịch hết sức phức tạp, trong thời gian tới có thể sẽ xuất hiện các trường hợp bệnh rải rác, có khả năng lây lan trong cộng đồng, do vậy công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly và xét nghiệm vẫn được tỉnh khẩn trương thực hiện để nhanh chóng dập dịch dứt điểm”- ông Phạm Mạnh Cường,Giám đốc Sở Y tế Hải Dương cho biết.

Toàn tỉnh đang có 1.362 người đang cách ly tập trung, 3.340 người cách ly tại nhà

Từ ngày 25/7 đến nay, tỉnh Hải Dương đã lấy 10.735 mẫu. Hiện  có 6.551 mẫu có kết quả, trong đó phát hiện 13 mẫu dương tính- đã công bố. Số mẫu đang chờ kết quả là 4.148.

Tỉnh Hải Dương cũng cho biết, từ ngày 24/8, sẽ triển khai kế hoạch xét nghiệm sàng lọc COVID-19 đợt 2 bằng kỹ thuật ELISA- xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể, đối với những người trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7-20/7/2020, những người đến nhà hàng Thế giới bò tươi từ ngày 15/7-20/7/2020,những người dân trong ổ dịch 36 Ngô Quyền từ 10 tuổi trở lên. Dự kiến khoảng 2.000 mẫu, trong đó 1.000 mẫu gửi lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, 1000 mẫu Viện sẽ cử cán bộ chuyển giao kỹ thuật tại Trung tâm CDC tỉnh. (Thuận Phương)

WHO khuyến cáo trẻ em từ 12 tuổi trở lên cần đeo khẩu trang như người lớn

Theo thông tin từ Bộ Y tế, mới đây, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, ông hy vọng đại dịch COVID-19 sẽ chấm dứt trong chưa tới 2 năm nữa. WHO  đã phối hợp với Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố những chỉ dẫn mới nhất, khuyến cáo trẻ em từ 12 tuổi trở lên cần đeo khẩu trang trong những tình huống tương tự được khuyến cáo với người lớn, nhất là khi chúng không thể đảm bảo giữ khoảng cách 1m với những người khác và ở các khu vực có tình trạng lây lan dịch lớn.

Hai cơ quan Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng,  vẫn còn nhiều điều chưa biết về mức độ tác động của trẻ em với sự lây lan virus corona. Nhiều dữ liệu cho thấy trẻ em độ tuổi thanh thiếu niên có thể làm lây lan bệnh nhiều hơn những trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân về những việc cần làm khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở:

Ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở:

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét;

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn và đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị; Đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển đến cơ sở y tế;

3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khan giấy; Thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng;

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy;

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học;

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan. (Quảng An)

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.