Tiêu hủy tiền thế nào cho đúng cách?

Tiền Việt Nam. ảnh minh họa
Tiền Việt Nam. ảnh minh họa
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành thông tư số 27/2012/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền, thay thế quyết định số 326/2004/QĐ-NHNN ngày 1/4/2004 và quyết định số 15/2006/QĐ-NHNN ngày 13/4/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tiền Việt Nam. ảnh minh họa
Tiền Việt Nam. ảnh minh họa.

Thông tư quy định về tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành gồm: tiền giấy (cotton, polyme) và tiền kim loại.

Theo thông cáo báo chí Ngân hàng Nhà nước gửi ngày 26/9, nguyên tắc tiêu hủy tiền phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản và bí mật nhà nước. Tiền sau khi tiêu hủy thành phế liệu phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền.

Hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy.

Hội đồng này tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác tiêu hủy. Bộ máy nhân sự tham gia tại mỗi cụm tiêu hủy được tổ chức thành 4 tổ: Tổ giao, nhận và bảo quản tiền tiêu hủy; Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy; Tổ cắt hủy tiền và Tổ tổng hợp.

Địa điểm tiêu hủy tiền là Kho tiền Trung ương tại Hà Nội và Kho tiền Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp cần thiết phải tổ chức tiêu hủy tiền tại cơ sở tiêu hủy khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

Thông tư cũng quy định cụ thể, chi tiết về quy trình giao nhận tiền tiêu hủy, quy trình kiểm đếm tiền tiêu hủy, quy trình tiêu hủy.

Ngoài ra, thông tư còn quy định một số nội dung về xử lý việc thừa, thiếu tiền tiêu hủy; xử lý tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông chọn ra từ tiền tiêu hủy; kiểm kê kho tiền tiêu hủy; sổ sách theo dõi tiền tiêu hủy; tổng hợp và báo cáo; trách nhiệm, quyền lợi của công chức, người lao động tham gia công tác tiêu hủy tiền; khen thưởng, kỷ luật...

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9-11-2012

Theo TTXVN

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.