Tin mới vụ mua bán 320.000 m2 đất công giá 'bèo'

Quốc Cường Gia Lai cho rằng dự án Phước Kiển không phải đất công
Quốc Cường Gia Lai cho rằng dự án Phước Kiển không phải đất công
TPO - Liên quan đến giao dịch dự án ở Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TPHCM), ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai (QCGL) cho rằng đây là giao dịch hợp pháp và được sự chấp thuận chủ trương của Văn phòng Thành ủy.  

Cụ thể, trong văn bản phản hồi gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HSX), ông Nguyễn Quốc Cường cho hay, khu đất nông nghiệp trên 32,4ha tại xã Phước Kiển, Nhà Bè là khu đất mới mà QCGL đã nhận chuyển nhượng nhưng diện tích đất được đền bù không tập trung, còn da beo rất nhiều, không có mặt tiền và đường vào khu đất.

Theo ông Cường, các thửa đất mà công ty Tân Thuận chuyển nhượng cho QCGL là đất nông nghiệp, công ty Tân Thuận đã dùng nguồn tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (kinh doanh bất động sản) để thương lượng đền bù trực tiếp với các người dân. QCGL cũng đã và đang tiếp tục đền bù các thửa đất trong khu đất này. Vì hiện nay Tân Thuận chỉ mới chuyển nhượng cho QCGL 32,4ha/50ha.

Công ty Tân Thuận là công ty có 100% vốn chủ sở hữu là Văn phòng Thành Ủy, công ty là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và hoạt động theo đúng Luật Doanh Nghiệp, Luật Đất Đai. Các thửa đất Tân Thuận đền bù trực tiếp của người dân là hàng hóa của doanh nghiệp và được kê khai sổ sách hạch toán vào tài khoản 154 là hàng hóa tồn kho của công ty. Hơn nữa nguồn thu từ việc chuyển nhượng này được điều chuyển bổ sung vào nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh – dịch vụ tạo nguồn thu cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.

Tin mới vụ mua bán 320.000 m2 đất công giá 'bèo' ảnh 1 Hơn 30ha đất ở Phước Kiển được bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá bèo, chỉ 1,29 triệu đồng/m2

Lý giải về việc công ty Tân Thuận chuyển nhượng dự án cho QCGL, ông Cường cho biết, năng lực công ty thực hiện phải đáp ứng được 20% vốn đối ứng của công ty so với tổng mức đầu tư dự án 50ha này khoảng 5.000 tỷ (áp theo suất đầu tư của Bộ Xây Dựng quy định).

Vì vậy điều kiện để thực hiện dự án thì công ty Tân Thuận phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu khoảng 1.000 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty Tân Thuận là 126 tỷ. Vì vậy công ty Tân Thuận không chứng minh đủ năng lực và không đền bù tiếp sẽ không thực hiện được dự án, buộc phải bán 32,4 ha đất đã đền bù.

“Công ty Tân Thuận đã trình xin ý kiến của Chủ sở hữu là Văn phòng Thành ủy về việc chuyển nhượng này và đã có công văn số 512-TB/VPTU ngày 2/6/2017 chấp thuận chủ trương của Văn phòng Thành Ủy (chủ sở hữu)” – ông Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.