Ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa

Ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa
TP - Ngày 17-5, Ban chỉ đạo 33 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm tìm giải pháp phòng chống tác hại của chất da cam/dioxin từ khu vực ô nhiễm trong sân bay Biên Hòa.

> Tiếp nhận hai máy bay cổ

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã lưu giữ tại sân bay Biên Hòa hơn 98.000 thùng phuy loại 205 lít chất da cam, 45.000 thùng chất trắng, 16.000 thùng chất xanh.

Ngoài ra có hơn 11.000 thùng chất diệt cỏ các loại đã được vận chuyển từ sân bay Biên Hòa trong chiến dịch Pacer Ivy vào năm 1970.

Trong khoảng thời gian từ tháng 12-1969 đến tháng 3-1970 đã có ít nhất 4 sự cố chảy tràn chất diệt cỏ với khoảng 25.000 lít chất diệt cỏ được lưu giữ tại sân bay.

Tại sân bay Biên Hòa, có nơi ở độ sâu 1,8m, nồng độ dioxin vẫn ở mức 185.000 ppt. Bộ Quốc phòng đã hoàn thành dự án xử lý khu ô nhiễm dioxin với diện tích 43.000 m2 và độ sâu 1,2 đến 1,4 m bằng phương pháp chôn lấp.

Tuy nhiên, kết quả dự án chỉ mới giải quyết được một phần hậu quả ô nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa.

Ban chỉ đạo 33 cho rằng, khả năng lan tỏa dioxin từ khu ô nhiễm sang các vùng lân cận vẫn còn cao, cần cảnh báo, đặc biệt là đối với nguồn thực phẩm được nuôi, đánh bắt trong và ngoài vùng lân cận sân bay như gà, vịt, cá, cua.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.