Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày 29-11, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội kết hợp với công ty TNHH Dekalb Việt Nam (chi nhánh tập đoàn Monsanto tại Việt Nam) tổ chức hội thảo “Vai trò cây trồng công nghệ sinh học trong phát triển nông nghiệp bền vững”.
Bà Shakilla Shahjihan, Giám đốc đối ngoại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Tập đoàn Monsanto
Bà Shakilla Shahjihan, Giám đốc đối ngoại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Tập đoàn Monsanto.
 

Hội thảo thu hút hàng trăm chuyên gia nông nghiệp tương lai đến tham dự và cùng thảo luận với các chuyên gia hàng đầu về thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam và ứng dụng công nghệ sinh học, giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Nền nông nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn từ thực tế diện tích trồng trọt giảm xuống do hệ quả công nghiệp hoá và đô thị hoá. Trong khi đó, dân số Việt Nam dự kiến chạm mốc 100 triệu người vào năm 2020. Trong vòng một thập kỷ nữa, Việt Nam sẽ phải đảm bảo đủ lương thực cho số dân tăng thêm này.

Để có thể đáp ứng nhu cầu lương thực, vấn đề cần giải quyết quan trọng nhất là phải tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất vốn có, hoặc thậm chí là đang ngày càng hạn hẹp hơn.

Từ năm 1996, công nghệ sinh học là một trong những giải pháp 29 quốc gia ứng dụng để giải quyết vấn đề trên.

Bà Charina Garrido-Ocampo, Giám đốc Đối ngoại, Monsanto Phi-líp-pin chia sẻ “Tại Phi-líp-pin, ngô biến đổi gen chống chịu sâu bệnh (ngô Bt) đã được chính phủ phê chuẩn cho phép thương mại hóa từ 10 năm trước nhờ môi trường chính sách thuận lợi và hệ thống luật pháp thông suốt và khoa học.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Leo Gonzales về đề tài “Những tác động kinh tế-xã hội và môi trường của giống ngô biến đổi gen chống chịu sâu bệnh sau một thập kỷ thương mại hóa”, 10 năm thương mại hóa ngô Bt ở Phi-líp-pin đã đem lại những tác động tích cực – nông dân sử dụng hạt giống ngô Bt vượt trội hơn người sử dụng các giống lai thông thường (OH) về năng suất, chi phí sản xuất, thu nhập, hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh về giá trên toàn cầu và khả năng thu hồi vốn.

Báo cáo cho thấy từ năm 2003 tới năm 2011 năng suất trung bình của ngô Bt vượt ngô lai 19%, và thu nhập trung bình tính theo pê-sô trên 1 kg từ ngô Bt cao hơn ngô lai 8%.

Xét về hiệu quả kinh tế ngô Bt liên tục vượt ngô lai 29% trong việc đáp ứng chỉ tiêu lương thực và chống nghèo đói và nông dân sử dụng giống ngô Bt có tỉ lệ thu hồi vốn cao hơn nông dân dùng ngô lai 42%”.

Trong Nghị quyết về Đảm bảo An ninh Lương thực quốc gia từ nay đến năm 2020, bên cạnh những đổi mới trong chính sách đất đai và bảo vệ môi trường, Việt Nam cũng đang nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ giúp tăng năng suất sản xuất nông nghiệp.

Với vai trờ là một nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp dựa trên nền tảng công nghệ và các sản phẩm nông nghiệp, Monsanto cam kết cung cấp các công cụ giúp chính phủ & người nông dân sản xuất nhiều hơn, bảo tồn nhiều hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Monsanto hợp tác với chính phủ các nước trong đó có Việt Nam bằng việc hỗ trợ chính phủ đạt mục tiêu về sản lượng và giúp nông dân cải thiện cuộc sống thông qua việc tạo ra năng suất cao hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn với chi phí sản xuất thấp hơn, cải thiện môi trường bằng cách giảm sử dụng nhiên nguyên liệu thiên nhiên trong quá trình sản xuất, hạn chế xói mòn đất và sự phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ đồng thời tăng khả năng hoàn vốn cho người nông dân.

Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng về công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) từ năm 1996 đến 2010, diện tích cây trồng công nghệ sinh học đã góp phần tích cực vào quá trình tăng cường an ninh lương thực, phát triển bền vững và khắc phục biến đổi khí hậu thông qua việc nâng sản lượng cây trồng lên 78,4 tỉ USD, đóng góp vào việc cải thiện môi trường bằng cách giúp tiết kiệm 443 triệu kg thuốc trừ sâu, giảm tới 19 tỉ kg khí CO2 chỉ riêng trong năm 2010, tương ứng với lượng khí thải của gần 9 triệu xe ô tô vận hành trên đường, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách góp phần bảo tồn 91 triệu hecta rừng và giúp xoá đói giảm nghèo cho 15 triệu nông dân sản xuất quy mô nhỏ – những người thuộc thành phần nghèo nhất trên thế giới.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.