Phát hiện thêm công trường khai thác đá cổ

Phát hiện thêm công trường khai thác đá cổ
TP - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) vừa phát hiện công trường khai thác đá cổ thứ 2 ở núi Xuân Đài, thuộc thôn Thọ Vực, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (cách Thành Nhà Hồ 5 km về phía Nam). Đây là công trường khai thác đá phục vụ xây dựng Thành Nhà Hồ.

> Phát hiện nhiều hiện vật tại công trường xây Thành Nhà Hồ
> Khai quật công trường khai thác đá cổ thành nhà Hồ

Trước đó, một công trường khai thác đá phục vụ xây dựng Thành Nhà Hồ được phát hiện tại núi An Tôn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc.

Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, công trường khai thác đá cổ thứ 2 có diện tích 23 km2, nằm ở sườn phía Đông - Bắc núi Xuân Đài.

Núi cao hơn 100m, được chia theo kiểu đoạn tầng, rất tiện lợi cho việc bóc tách. Ngành chức năng phát hiện 16 phiến đá được bóc tách và chế tác tương đối công phu. Có nhiều phiến có kích thước tương đối lớn, ước tính nặng hàng chục tấn. Các dấu vết kỹ thuật chế tác đá rất rõ nét. Các phiến đá được chế tác 4 - 5 cạnh, bề mặt tương đối nhẵn, giống như những phiến đá được dùng để xây dựng Thành Nhà Hồ.

Việc phát hiện công trường khai thác đá cổ thứ 2 có ý nghĩa lớn về mặt thực tiễn và khoa học, chứng tỏ nhà Hồ đã huy động một khối lượng khổng lồ về nhân lực và vật lực để khai thác, vận chuyển những phiến đá lớn từ nhiều nơi khác nhau về xây dựng Thành Nhà Hồ.

Theo ngành chức năng, cần phải khai quật để có thêm những cơ sở, căn cứ khoa học về công trường khai thác đá này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.