Tòa 'làm khó' người khởi kiện?

Tòa 'làm khó' người khởi kiện?
TPO - Ông Thạch Phú Lãnh (SN 1978), ngụ tại ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, đã có đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Người bị tố chính là ông Lý Út Hoài, Kiểm sát viên đang công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân (Viện KSND) huyện Trần Đề.

Theo ông Lãnh, ngày 23/5/2015, ông đi dự tiệc ở nhà một cán bộ phụ nữ xã Liêu Tú. Trong buổi tiệc, ngồi gần bàn nhậu của ông có ông Lý Út Hoài. Trong khi nhậu, giữa ông và ông Hoài có lời qua tiếng lại với nhau và ông bị ông Hoài đánh gây thương tích phải điều trị tại bệnh viện huyện Trần Đề từ ngày 24/5-02/6 xuất viện. Giấy chứng nhận thương tích ngày 02/6/2015 của Trung tâm y tế huyện Trần Đề ghi rõ Chấn thương vùng thái dương (T) #3x5cm, tăng huyết áp độ 1.

Sau khi xảy ra vụ việc, ông Lãnh làm đơn tố cáo ông Lý Út Hoài gửi Viện KSND huyện Trần Đề nhưng cơ quan này không lên tiếng. Mãi đến ngày 02/10/2015 (tức là gần 5 tháng sau khi ông Lãnh làm đơn tố cáo), Viện KSND huyện Trần Đề mới cho mời ông Lãnh đến trụ sở cơ quan này làm việc. Tại buổi làm việc với lãnh đạo Viện KSND huyện Trần Đề thừa nhận ông Lý Út Hoài đánh ông Lãnh là sai, cơ quan sẽ xử lý, kiểm điểm; ông Hoài phải bồi thường chi phí điều trị, xin lỗi ông Lãnh.

Ngày 8/10, Viện KSND huyện Trần Đề tiếp tục có buổi làm việc với ông Thạch Phú Lãnh. Tại cuộc họp này, ông Lãnh yêu cầu ông Hoài bồi thường cho ông tổng số tiền 29.980.000 đồng gồm chi phí điều trị, thuê xe, ngày công lao động, người nuôi,…, phải tổ chức họp dân xin lỗi ông Lãnh. Kết thúc buổi họp cũng không giải quyết được việc gì bởi không có mặt ông Lý Út Hoài.

Tiếp đó, ngày 9/12/2015, Viện KSND huyện Trần Đề có buổi làm việc thứ 3 với ông Thạch Phú Lãnh, lần này có sự tham gia của ông Lý Út Hoài. Tại buổi họp này, ông Lãnh vẫn giữ nguyên yêu cầu như trước. 

Đại diện Viện KSND huyện Trần Đề là ông Nguyễn Việt Hoàn (Viện trưởng) cho biết: Ông Hoài bị xử lý vi phạm hành chính; nhưng yêu cầu họp dân xin lỗi là “quá mức so với Viện kiểm sát”; còn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì “phải do đồng chí Hoài có chấp nhận hay không”. Còn ông Lý Út Hoài chỉ chấp nhận bồi thường 2.380.000 đồng. Ý kiến này của ông Hoài bị ông Lãnh phản ứng.

Ông Lãnh nói: “Tôi là lao động chính trong nhà, vợ hiện đang bị ung thư, 2 con còn nhỏ, những ngày tôi nằm viện điều trị, ông Hoài không một lần đến thăm hỏi, không một lời xin lỗi nên tôi đã nộp đơn khởi kiện đến TAND huyện Trần Đề”.

Ông Thạch Phú Lãnh cho biết: “Ngày 14/12, tôi đến TAND huyện Trần Đề nộp đơn khởi kiện. Sau khi xem hồ sơ xong, một cán bộ tòa án trả lại đơn với lý do: Hồ sơ thiếu các loại giấy tờ như: Biên lai thu tiền của người chạy xe ôm chở tôi đi bệnh viện, Biên lai nhận tiền đi làm mướn mỗi ngày, Xác nhận người nuôi bệnh trong thời gian tôi điều trị ở bệnh viện và số nhà của tôi và ông Út Hoài. 

Những yêu cầu của tòa tôi không thể thực hiện bởi từ hồi nào đến giờ đi xe ôm chỉ biết trả tiền chứ làm gì có biên nhận, đi làm mướn thì nhận tiền từ người thuê mình mỗi ngày chứ làm gì có biên nhận, người nuôi bệnh cũng làm gì có giấy xác nhận nuôi bệnh, còn số nhà thì chúng tôi ở nông thôn vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc Khmer thì địa chỉ là ấp, khóm chứ không có số nhà. Đòi như vậy thì dân chúng tôi thua. Không được nhận đơn, tôi đành ra Bưu điện gửi theo đường phát chuyển nhanh”.

Ông Thạch Thi (cha ruột anh Lãnh) nói: “Khi xảy ra sự việc, vốn là chỗ quen biết nên chúng tôi cũng chỉ muốn anh Út Hoài đến thăm, nhận lỗi với con tôi là xong chuyện nhưng thái độ của anh ta rất kiêu ngạo, chứng tỏ quyền lực của mình nên không thăm, không xin lỗi, vì vậy con tôi mới khởi kiện”.

Ông Nguyễn Việt Hoàn, Viện trưởng Viện KSND huyện Trần Đề thừa nhận vụ việc xảy ra như đơn của ông Thạch Phú Lãnh là đúng. Cơ quan đã phối hợp với UBND xã Liêu Tú nơi ông Lãnh và ông Hoài cư trú tổ chức hòa giải nhưng không xong bởi mỗi bên có yêu cầu riêng, không bên nào chịu bên nào nên đến nay vẫn chưa xong.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.