"Tôi cũng lo lắng khi lần đầu điều hành chất vấn"

"Tôi cũng lo lắng khi lần đầu điều hành chất vấn"
"Lần đầu tiên chủ trì kỳ họp, tôi cũng hồi hộp, lo lắng đặc biệt là điều hành phiên chất vấn. Người tôi lo nhất là tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Ông ấy chưa phải đại biểu Quốc hội, lại là người đầu tiên trả lời chất vấn".
"Tôi cũng lo lắng khi lần đầu điều hành chất vấn" ảnh 1
Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VnExpress.

Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng trả lời báo chí, trước phiên bế mạc.

Nhìn lại kỳ họp đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, có lúc nào ông cảm thấy lo lắng, hoặc chịu sức ép trước kỳ vọng của đại biểu, cử tri?

Nếu hỏi tôi cảm giác như thế nào trong lần đầu tiên điều hành Quốc hội thì tôi thấy vui mừng, phấn khởi. Nhưng thực sự lúc đầu tôi cũng hơi lo, đặc biệt trước phiên chất vấn.

Tôi lo nhất là tân Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng. Ông ấy chưa phải là đại biểu Quốc hội, mà lại là người đầu tiên mở màn trả lời chất vấn. Tôi lo nếu có gì trục trặc thì gay. Thế nhưng, rất mừng là Bộ trưởng nắm bắt vấn đề nhanh, tuy phần trả lời cũng có cái chưa được.

Phiên chất vấn tại kỳ họp này được đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên nhiều lúc không khí tranh luận cũng khá căng thẳng. Nắm vai trò điều hành, cảm giác của ông khi đó thế nào?

Nói thật là có lúc tôi cũng phải đứng trước tình huống phải xử lý. Ví dụ như trước những câu trả lời của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Hiện. Tôi biết là nhiều đại biểu không bằng lòng, dư luận cử tri và nhân dân cũng không bằng lòng vì nội dung trả lời chưa trúng. Thêm vào đó, phong cách trả lời như vậy cũng không được. Tôi đã nhắc Chánh án 3 lần.

Nhưng tôi lại rất mừng là đại biểu Quốc hội và các vị được chất vấn lần này trong không khí đối thoại chân thành. Đại biểu sẵn sàng chia sẻ, nhưng sai thì phải phê phán.

Ngay tại hội trường hôm đó, đại biểu Nguyễn Văn Khá đề nghị Quốc hội ra nghị quyết đối với phần trả lời của Chánh án Nguyễn Văn Hiện. Quan điểm của Chủ tịch về đề xuất này?

Cho dù đó chỉ là ý kiến của một đại biểu nhưng ngay chiều hôm đó (27/11), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hội ý và 100% thành viên dự họp đã thảo luận và thống nhất là đưa ra lấy ý kiến Quốc hội.

Ngay sau đó, tôi có xin ý kiến Quốc hội về việc có tiếp tục chất vấn Chánh án nữa hay không. Các đại biểu nhất trí dừng lại ở đó để chuyển sang phần trả lời của Thủ tướng.

Ngoài phiên chất vấn, Chủ tịch đánh giá thế nào về chất lượng của kỳ họp lần này?

Quốc hội họp tính đến hôm bế mạc chỉ có 29 ngày nhưng nội dung rất phong phú. Do làm theo kiểu cuốn chiếu nên chưa có hôm nào đại biểu nghỉ giữa chừng như các kỳ trước, cũng không có buổi nào đại biểu phải làm ngoài giờ quá căng thẳng.

Kỳ họp lần này cũng có nhiều nội dung giám sát như: giám sát của Quốc hội (5 triệu ha rừng), Ủy ban thường vụ Quốc hội (cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước), Ủy ban giáo dục thanh niên, thiếu niên nhi đồng (đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục).

Tại kỳ họp này, Quốc hội phê chuẩn cả Nghị định thư gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Phần chất vấn và trả lời chất vấn, có một số cải tiến được dư luận hoan nghênh. Đặc biệt, buổi trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong không khí đối thoại thẳng thắn, dân chủ được dư luận đánh giá cao.

Hiện nay, Quốc hội đang tổng kết nhiệm kỳ, trên cơ sở đó đề ra chương trình cho thời gian tới. Kỳ họp thứ 11, dự kiến khai mạc tháng 3/2007, Quốc hội sẽ dành thời gian bàn về vấn đề này. Chắc chắn Quốc hội phải tiếp tục đổi mới nữa.

Theo Việt Anh
VnExpress

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.