Tổng Bí thư: Không gương mẫu thì làm cán bộ làm gì?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 8/10
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 8/10
TPO - Trao đổi với cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, khi thảo luận Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã cân nhắc từng câu, từng chữ.

Không gương mẫu thì làm cán bộ làm gì?

Đến dự buổi tiếp xúc cử tri hai quận Hoàn Kiếm, Ba Đình (Hà Nội) ngày 8/10, như thường lệ, Tổng Bí thư vẫn mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay giản dị, trò chuyện thân mật, gần gũi với các cử tri cả ở trước, trong giờ giải lao và sau khi buổi tiếp xúc cử tri kết thúc.

Trò chuyện với cử tri về những nội dung cử tri nêu ra, Tổng Bí thư đề cập đến vấn đề mới vừa được Hội nghị T.Ư 8 xem xét về quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ Đảng viên, mà trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên TƯ Đảng.

Theo Tổng Bí thư, Đảng đã có nhiều quy định quy chế, như 19 điều đảng viên không được làm, rồi 27 biểu hiện suy thoái Hội nghị T.Ư 4 đã nêu ra. Trách nhiệm chung mọi cán bộ đảng viên phải làm. Đảng viên đi trước, làng nước theo sau, một tấm gương sống bằng trăm bài diễn văn… Lần này, tại sao phải ban hành và phải tầm T.Ư ban hành? Vì như vậy thẩm quyền sẽ lớn hơn, cao hơn nhiều.

Tổng Bí thư: Không gương mẫu thì làm cán bộ làm gì? ảnh 1 Tổng Bí thư trò chuyện với cử tri Hà Nội

“Không gương mẫu thì làm cán bộ làm gì”, Tổng Bí thư nhấn mạnh, đồng thời cho biết T.Ư đã cân nhắc từng câu từng chữ. Mọi cán bộ đảng viên phải thực hiện quy định hiện hành, và ở đây nhấn mạnh đến gần 200 Uỷ viên Trung ương.

Theo Tổng Bí thư, đây là lần đầu tiên trong lịch sử đã nói thẳng ra là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên T.Ư Đảng, chứ không nói chung chung, để từng anh phải soi vào.

Nếu nói “kiêm” thì vai nào chính vai nào phụ?

Đế cập đến chủ trương 100% ủy viên T.Ư quyết định giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có phần ngần ngại vì nói về mình thì sẽ không tiện.

Nhìn lại lịch sử, Tổng Bí thư lý giải thêm rằng, trước đây Bác Hồ đã là Chủ tịch nước và là Chủ tịch Đảng, sau đó tách ra. Đến giờ không phải vì nhất thể hóa mà đây là tình huống. Bởi vừa rồi không may, dù biết mắc bệnh hiểm nghèo song Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mất đột ngột, nên phải có người làm thay.

Theo Tổng Bí thư, việc này được T.Ư thảo luận dân chủ và có sự thống nhất cao. Cho đến giờ, hiện T.Ư đồng thuận cao, dư luận trong nước và quốc tế đồng tình ủng hộ.

Xoay quanh việc này, Tổng Bí thư cũng lưu ý, không nên nói Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, hay nói nhất thể hóa cũng không đúng, vì đây là hai cơ chế, hai cơ quan khác nhau. Nếu nói kiêm thì vai nào chính vai nào phụ?

“Cá nhân tôi tôi xin trân trọng cảm ơn và tùy thuộc vào Quốc hội bầu, lúc bấy giờ có gì hứa hẹn sau”, Tổng Bí thư chia sẻ cởi mở.

Tổng Bí thư: Không gương mẫu thì làm cán bộ làm gì? ảnh 2 Các cử tri khi phát biểu đều nhất trí cao với việc giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước

Trước đó ít phút, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng chia sẻ thêm với cử tri xoay quanh việc 100% ủy viên T.Ư nhất trí giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

Theo ông Chung, đây không phải vấn đề mới, mà cách đây 20 năm Đảng ta đã đặt ra rồi. Và đến nay đã hội đủ điều kiện: khách quan, thực tiễn đòi hỏi, phù hợp với quá trình cải cách thể chế của đất nước.

“Điều này có lợi cho Đảng, cho đất nước, trong quá trình chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là có lợi cho quá trình đối ngoại của nước ta”, ông Chung nói.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các ủy viên T.Ư tâm tư là, Tổng Bí thư sẽ gánh vác trọng trách nặng nề hơn, vất vả hơn. “Nhưng chúng tôi tin với sự tín nhiệm, sức khỏe, trí tuệ của Tổng Bí thư, chắc chắn Quốc hội sẽ nhất trí rất cao, mà như cử tri đã nêu là thuận ý Đảng, thuận lòng dân”, ông Chung bày tỏ.

Trước đó, nhiều cử tri cũng bày tỏ nhất trí cao với việc 100% Uỷ viên T.Ư giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.