TPHCM không xóa bỏ cơ quan báo chí nào sau khi sắp xếp quy hoạch

TPO - Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM nhấn mạnh, tinh thần là TPHCM không xoá tên cơ quan báo chí nào, chỉ sắp xếp thay đổi cơ quan chủ quản và loại hình hoạt động.

Ngày 29/5, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức hội nghị triển khai đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TPHCM đến năm 2025.

Mở đầu hội nghị, ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông kiêm Giám đốc Trung tâm Báo chí TPHCM đã tóm tắt đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TPHCM đến năm 2025.

Theo đó, TPHCM có 28 đơn vị báo chí gồm 16 báo in, 10 tạp chí in, 1 đài truyền hình và 1 đài phát thanh. Trong đó báo Công an TPHCM thực hiện việc sắp xếp lại theo đề án của Bộ Công an nên TPHCM chỉ sắp xếp lại 27 đơn vị báo chí.

TPHCM không xóa bỏ cơ quan báo chí nào sau khi sắp xếp quy hoạch ảnh 1 Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông trình bày tóm tắt đề án. Ảnh Văn Minh

Ông Từ Lương cho biết, sau khi sắp xếp ở giai đoạn 1, từ nay đến hết năm 2020, TPHCM sẽ còn lại 19 cơ quan báo chí. Cụ thể còn 1 đài truyền hình, 1 đài phát thanh, 7 cơ quan báo chí (trong đó có 2 tờ báo tôn giáo), 10 tạp chí. Như vậy sau khi sắp xếp đã giảm 8 cơ quan báo chí.

Sau khi sắp xếp, các cơ quan báo chí tại TPHCM còn báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Phụ Nữ TPHCM (thuộc cơ quan chủ quản là Thành ủy TPHCM); báo Pháp luật TPHCM (thuộc cơ quan chủ quản UBND TPHCM); báo Công giáo và Dân tộc (cơ quan chủ quản là Ủy ban Đoàn kết Công giáo TPHCM); báo Giác Ngộ (cơ quan chủ quản là Thành hội Phật giáo TPHCM).

Giai đoạn 2, từ năm 2021 đến hết năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp. Các cơ quan báo chí nhanh chóng ổn định, hoạt động theo yêu cầu mới. Đồng thời tiếp tục triển khai Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

TPHCM không xóa bỏ cơ quan báo chí nào sau khi sắp xếp quy hoạch ảnh 2 Đại diện cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí TPHCM tham dự hội nghị. Ảnh Văn Minh

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM nhấn mạnh, tinh thần là TPHCM không xoá tên cơ quan báo chí nào, chỉ sắp xếp thay đổi cơ quan chủ quản và loại hình hoạt động. Việc sắp xếp hệ thống báo chí gắn với đổi mới mô hình tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý. Đồng thời phát triển báo chí TPHCM theo quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Tại hội nghị, đại diện một số cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí bày tỏ đồng tình với đề án sắp xếp, phát triển và quản lý báo chí TPHCM đến năm 2025. Tuy nhiên, một số đại diện cho biết, việc đến cuối tháng 6/2020 phải trình phương án sắp xếp là quá gấp. Do đó đề nghị kéo dài thêm thời gian để các đơn vị xây dựng, sắp xếp nhân sự một cách chu đáo, hiệu quả.

TPHCM không xóa bỏ cơ quan báo chí nào sau khi sắp xếp quy hoạch ảnh 3 Ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM. Ảnh Văn Minh

Về vấn đề này, ông Lê Văn Minh, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM cho biết, theo kế hoạch thì đến ngày 30/6 các đơn vị phải hoàn tất phương án sắp xếp. Tuy nhiên, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp thu ý kiến đề nghị lùi thời gian sắp xếp và báo cáo lại với các cấp có thẩm quyền để có hướng xử lý phù hợp.

Ông Lê Văn Minh cũng đề nghị các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí cần chủ động sớm triển khai thực hiện phương án sắp xếp, sớm ổn định và hoạt động hiệu quả trong thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.