TPHCM: Ô nhiễm nguồn nước ở mức báo động

TPHCM: Ô nhiễm nguồn nước ở mức báo động
Hiện nay mỗi ngày thành phố có 600.000m3 nước thải nhưng chỉ có khoảng 60% lượng nước này được xử lý sơ bộ vào hệ thống chung nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng.
TPHCM: Ô nhiễm nguồn nước ở mức báo động ảnh 1
Nhà máy thuốc lá gây ô nhiễm vẫn đang hoạt động trong nội thành TP Hồ Chí Minh

Sở dĩ có tình trạng này là do trước đây nhiều cơ sở sản xuất chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề nước thải, khí thải.

Trong số 7 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước thải sinh hoạt của thành phố vẫn còn nhiều kênh hở và cửa xả quá cũ, thậm chí bị hư hại nặng và năng lực thoát chỉ đạt 50% nhu cầu.

Hơn thế nữa, trên nhiều đoạn kênh rạch còn có khoảng 18.000 hộ dân làm nhà lấn chiếm ra kênh rạch và xả rác xuống kênh khiến dòng chảy vốn nhỏ lại càng ách tắc.

Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự ngập úng cục bộ ở 90 điểm rải rác trong các khu dân cư ở quận 6, Bình Chánh, Bình Thạnh…

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp đang trong tình trạng báo động. Nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp cũng đang quá tải và ô nhiễm do tính toán hệ thống nước thải không theo kịp thực tế.

Gần 70 cơ sở sản xuất di dời từ nội thành ra cũng đang gây ô nhiễm cho khu vực kênh An Hạ – Thầy Cai ở Hóc Môn và Củ Chi; khu vực sông ngòi Nhà Bè cũng bị ô nhiễm từ khu công nghiệp Hiệp Phước.

Theo thống kê, TP HCM hiện có 31.100 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu hết chưa có hệ thống nước thải thuộc nhiều ngành nghề như: thực phẩm, dệt may, nhuộm, hóa chất, chế biến gỗ.

TP HCM cũng đã phê duyệt danh sách 1.235 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội thành phải sớm di dời và công bố 17 ngành nghề gây ô nhiễm không được cấp phép hoạt động trên địa bàn thành phố thời gian tới.

Được biết, thứ 5 này Sở Công nghiệp TP HCM sẽ có buổi làm việc với những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm để sớm giải quyết việc di dời các cơ sở này ra ngoại thành.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.