Trẻ em bắt buộc đội mũ bảo hiểm

Trẻ em bắt buộc đội mũ bảo hiểm
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, người từ đủ 16 tuổi trở lên ngồi trên xe không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Đó là một trong rất nhiều nội dung mới được bổ sung trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Trẻ em bắt buộc đội mũ bảo hiểm ảnh 1
Trẻ em cũng phải đội MBH khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe điện và xe đạp điện - ảnh: M.Vọng

Quy định mới về MBH

Hôm qua 17-4, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức hội nghị trực tuyến tại Hà Nội và TP.HCM, giới thiệu Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009) và các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành.

Theo Vụ Pháp chế - Bộ GTVT, Luật GTĐB năm 2008 có rất nhiều điểm mới so với Luật GTĐB năm 2001.

Luật mới bổ sung nhiều hành vi bị cấm (Điều 8), điển hình như: "đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường"; "đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách, bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn"; "sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng".

Đặc biệt, luật mới quy định chặt chẽ hơn đối với hành vi sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Luật mới cũng bổ sung quy định cụ thể về độ tuổi của trẻ em được chở thêm trên mô tô, xe gắn máy và xe đạp (dưới 14 tuổi đối với mô tô và xe gắn máy; dưới 7 tuổi đối với xe đạp).

Bằng lái không phù hợp với loại xe: phạt từ 2-3 triệu đồng

Dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB đề ra mức phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển. Riêng trường hợp sử dụng giấy phép lái xe hạng C để điều khiển xe sơ mi rơ-moóc sẽ bị xử phạt kể từ ngày 1-7-2010. Trường hợp người điều khiển xe máy chuyên dùng không mang theo bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Người đi mô tô, xe gắn máy vi phạm quy định này bị phạt tiền - theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (XPVPHCGTĐB) - từ 80.000 - 100.000 đồng (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật); nếu chở quá 2 người mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng, nếu chở quá từ 3 người trở lên mức phạt từ 200.000 - 400.000 đồng.

Luật GTĐB năm 2008 bổ sung quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy và xe đạp máy (xe thô sơ 2 bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/giờ và khi tắt máy thì đạp xe đi được, bao gồm cả xe đạp điện).

Theo dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB, người điều khiển mô tô, xe gắn máy, người từ đủ 16 tuổi trở lên ngồi trên xe không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Chở người dưới 16 tuổi ngồi trên xe không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách cũng bị phạt với mức tương tự, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng cũng áp dụng đối với người điều khiển, người từ 16 tuổi trở lên ngồi trên xe đạp máy không đội MBH hoặc đội MBH mà không cài quai đúng quy cách; chở người dưới 16 tuổi ngồi trên xe đạp máy không đội MBH hoặc đội MBH mà không cài quai đúng quy cách...

Không nhường đường cho người đi bộ: phạt !

Dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB còn bổ sung nội dung phạt tiền đối với các trường hợp ô tô, mô tô, xe gắn máy không nhường đường cho người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật.

Cụ thể, mức phạt từ 80.000 - 100.000 đồng đối với ô tô chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường. Hành vi này đối với trường hợp vi phạm của người điều khiển mô tô, xe gắn máy thì bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 - 60.000 đồng.

Ngoài ra, các tài xế ô tô cần lưu ý đến một số nội dung mới được bổ sung trong dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB như: các hành vi tắt máy khi dừng xe; dừng xe không sát lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố lớn hơn 0,25m; dừng xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Luật GTĐB năm 2008 cũng đã bổ sung quy định các đối tượng không được đi vào đường cao tốc gồm người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ. Trường hợp vi phạm, mức phạt theo dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB  đối với xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ là từ 40.000 - 60.000 đồng; đối với xe gắn máy, mô tô là từ 200.000 - 400.000 đồng và đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/giờ là từ 800.000 - 1 triệu đồng.

Phạt tiền đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy cũng là nội dung mới trong dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB và mức phạt đối với vi phạm này rất nặng. Cụ thể mức phạt đối với người điều khiển xe gắn máy, mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng là từ 1-3 triệu đồng; đối với người điều khiển ô tô là từ 4-6 triệu đồng.

Cấm đe dọa, xúc phạm hành khách

Luật GTĐB năm 2008 bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, người lái xe và nhân viên phục vụ trên ô tô vận tải hành khách, đặc biệt có quy định quyền của hành khách "được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ GTVT".

Dự thảo Nghị định XPVPHCGTĐB đề ra mức phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với hành vi sang nhượng khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý.

Mức phạt này cũng được áp dụng đối với người điều khiển ô tô chở khách có hành vi đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo khách, bắt ép khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn.

Xe khách chở vượt quá quy định sẽ bị phạt với mức phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng trên mỗi người (hành khách) vượt quá quy định được phép chở (trừ xe buýt).

Luật mới cũng quy định việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe và quy định đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. Trường hợp điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Mức phạt tương tự áp dụng đối với xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển khách theo hợp đồng không có danh sách hành khách theo quy định (đây cũng là nội dung mới được bổ sung trong dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ).

Tiền thu được từ việc xử phạt theo Nghị định XPVPHCGTĐB sẽ được sử dụng để phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo M.Vọng
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...