Trịnh Nguyên Thuỷ bị đề nghị án tử hình

Trịnh Nguyên Thuỷ bị đề nghị án tử hình
TPO- Kết thúc phần xét hỏi các bị cáo, đại diện cơ quan công tố đã đề nghị HĐXX TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bị cáo Trịnh Nguyên Thuỷ mức án tử hình về hành vi sản xuất trái phép chất ma tuý.
Trịnh Nguyên Thuỷ bị đề nghị án tử hình ảnh 1
Trịnh Nguyên Thủy. Ảnh : Công Hùng

Cùng trong nhóm tội sản xuất trái phép chất ma tuý với Trịnh Nguyên Thuỷ, bị cáo Đặng Văn Ấu cũng bị đề nghị tuyên phạt mức án cao nhất. Ngoài ra, có 7 bị cáo khác trong nhóm tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý bị đề nghị tuyên án tử hình, gồm Lê Văn Tình, Vũ Hồng Điệp (em vợ Tình), Lầu A Xếnh, Phạm Khắc Hùng, Ngô Trung Hiếu, Phạm Xuân Thơ, Nguyễn Xuân Thành.

Có tổng số 12 bị cáo bị đề nghị mức án tù chung thân, trong đó có Nghiêm Đình Bồng (người giúp sức cho Trịnh Nguyên Thuỷ trong việc sản xuất ma túy), Vũ Thị Huệ (vợ Lê Văn Tình), hai vợ chồng Vũ Văn Hải – Nguyễn Thị Hồng...

Các bị cáo còn lại trong nhóm mua bán, vận chuyển ma tuý bị đề nghị tuyên phạt mức thấp nhất 15-16 năm tù giam; cao nhất 20 năm tù giam. Riêng bị cáo Lê Thị Thắm (em gái Lê Văn Tình) được đề nghị mức 18 đến 20 tháng tù treo về hành vi không tố giác tội phạm. Lê Thị Thắm bị cáo buộc đã che giấu, không tố giác hành vi mua bán ma tuý của chồng mình là Đào Ngọc Tân – cũng là một bị cáo trong vụ án.

Hôm nay (24/1), phiên xét xử vụ án Trịnh Nguyên Thuỷ, Lê Văn Tình và đồng bọn tiếp tục với phần trình bày quan điểm bào chữa của các luật sư. Dự kiến ngày 31/1, HĐXX sẽ tuyên phạt mức án đến các bị cáo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.