Trưa nay, bão vào Hải Phòng - Nghệ An

Bản đồ hướng bão cập nhật lúc 21 giờ 30 ngày 16-7. Ảnh: TTDBKTTVT.Ư
Bản đồ hướng bão cập nhật lúc 21 giờ 30 ngày 16-7. Ảnh: TTDBKTTVT.Ư
TP - Khác với nhận định trước đó, bão số 1 sẽ quét chủ yếu vùng Quảng Ninh, Hải Phòng, hôm nay tâm bão số 1 lái hướng vào khu vực từ Hải Phòng đến Nghệ An với cường độ mạnh; khu vực Bắc Bộ có thể mưa lớn, gây sạt lở, lũ quét ở các tỉnh miền núi.
Bản đồ hướng bão cập nhật lúc 21 giờ 30 ngày 16-7. Ảnh: TTDBKTTVT.Ư
Bản đồ hướng bão cập nhật lúc 21 giờ 30 ngày 16-7. Ảnh: TTDBKTTVT.Ư.

Ông Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư cho biết, trưa nay 17-7, tâm bão nằm ngày ven bờ biển từ Hải Phòng đến Nghệ An. Sức gió gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (từ 89 đến 117 km/h), giật cấp 12, 13.

Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên, có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Bão số 1 di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km, ảnh hường trực tiếp vùng biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình. Đến khoảng 1h ngày 18-7, bão sẽ suy yếu dần thanh áp thấp ở vùng núi phía Tây Bắc bộ với sức gió mạnh cấp 6, cấp 7.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía nam đảo Hải Nam (Trung Quốc) và phía bắc đảo Hoàng Sa sóng biển cao 6-8 mét, khi bão vào Vịnh Bắc bộ, sóng cao 5-7 mét. Từ sáng 17-7 ở các tỉnh Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Trưa mai, 17-7, lúc bão vào bờ, nước biển dâng, kết hợp với thủy triều có thể cao 2-4 mét.

Ông Tăng nhận định, sáng 17-7, khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ có thể có mưa vừa, có khả năng xảy ra mưa lớn. Mưa có thể cấp tập trong 4-5 giờ liên tục, với mức khoảng 200 ml. Theo ông Tăng, tổng lượng mưa trung bình từ chiều 16-7 đến hết ngày 19-7 có thể lên tới 200-300 ml, đặc biệt một số khu vực ở Hòa Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh Tây Bắc, lượng mưa có thể lên đến 400 ml.

Ông Tăng cảnh báo, các thành phố, thị xã, đặc biệt là khu vực Hà Nội, nếu không sẵn sàng phương án tiêu nước, sẽ gây úng ngập nặng. Riêng đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, một lượng mưa lớn có thể thỏa cơn khát đang kéo dài ở khu vực này. Tuy nhiên, mưa lớn có thể gây sạt lở, lũ quét nguy hiểm ngay sau đó.

Trưa nay, bão vào Hải Phòng - Nghệ An ảnh 2


10 ngư dân mất tích, 3 tàu chìm

Theo báo mới nhất của Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư chiều 16-7, Hải Phòng và Quảng Trị đã có lệnh cấm biển từ 11 giờ cùng ngày. Nam Định đã triển khai lực lượng, phương tiện, vật từ gia cố cho điểm xung yếu là tuyến đê biển Thịnh Long và cống Phú Lễ ở Hải Hậu trước 18 giờ cùng ngày. Riêng Hải Phòng đã sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm trước 20 giờ ngày 16-7.

Báo cáo nhanh cuối giờ chiều 16-7 của Bộ Tư lênh Biên phòng cho hay, hiện lực lượng này đã liên lạc và báo tin bão cho toàn bộ tàu đang hoạt động trên biển. Theo kiểm đếm, từ Quảng Ninh đến Bình Định có hơn 52.000 tàu với trên 239.200 lao động; hơn 1.250 lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, thông tin đến cuối chiều qua, đã có 10 mất tích, 3 tàu cá bị chìm (QNg 95904, 90028, 95699), 2 tàu bị hỏng nặng (QNg 96615, 96219) của Quảng Ngãi trên vùng biển Hoàng Sa.

Hiện ở Đà Nẵng vẫn còn 123 tàu trên biển; Bình Định còn 19 tàu khu vực Hoàng Sa, 500 tàu gần bờ; Hà Tĩnh có 58 tàu ở khu vực Bạch Lòng Vĩ, 3 tàu hoạt động ở vùng biển Bình Thuận, 5 tàu hoạt động ở khu vực biển Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý Hà Nội, cần rà soát loại hệ thống tiêu úng nội đô, đường hầm. “Chỉ lượng mưa khoảng 150 ml như ngày 13-7 vừa qua mà ngập khắp nơi là không ổn. Khi bão vào, lượng mưa lên đến hàng trăm ml Hà Nội xoay xở ra sao. Còn giải thích do quá trình đô thị hóa, đang xây dựng nhiều công trình…dẫn đến bị tắc, tiêu nước chậm thì nói vào thời điểm nào cũng đúng! Hà Nội chưa đánh giá đúng nguyên nhân gây ngập” - Phó Thủ tướng nói.  

Chỉ đạo cuộc họp khẩn cấp Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư hôm qua, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Bão Côn Sơn là cơn bão đầu tiên trong năm, đặc biệt lại xảy ra trong bối cảnh Việt Nam đang bị tác động bởi biển đổi khí hậu, gây hạn hán khác nghiệt nhất trong vòng 100 năm qua.

Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An, kêu gọi hết tàu thuyền về nơi trú tránh an toàn; giằng chống nhà cửa, kho tàng, công trình, sẵn sàng phương án di dân, tiêu úng khi bão tới. Nếu để tàu thuyền neo đậu không đúng kỹ thuật hướng dẫn, để tàu thuyền vỡ, chìm, địa phương phải chịu trách nhiệm. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu EVN phải đảm bảo điện để cấp cho các trạm bơm tiêu úng.

Trong công điện khẩn phát đi hôm qua, Thủ tướng Chính phủ cử hai đoàn công tác xuống địa phương đôn đốc, chỉ đạo triển khai chống bão. Đoàn của Ban Chỉ đạo PCLB TƯ xuống khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng; đoàn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn kiểm tra ở khu vực Nam Định - Thanh Hóa.

MỚI - NÓNG