Trục lợi bảo hiểm hơn 100 tỷ đồng mỗi năm

Bảo hiểm phương tiện cơ giới nằm trong nhóm thường xuyên bị trục lợi bảo hiểm. Ảnh: Đức Huy.
Bảo hiểm phương tiện cơ giới nằm trong nhóm thường xuyên bị trục lợi bảo hiểm. Ảnh: Đức Huy.
TPO - Theo thống kê của toàn thị trường, số vụ trục lợi bảo hiểm phát hiện ngày càng nhiều, gia tăng qua các năm. Hành vi trục lợi xảy ra ở hầu hết các loại hình nghiệp vụ.

Ngày càng tinh vi, phức tạp

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), hành vi trục lợi bảo hiểm hiện nay không còn rời rạc, riêng lẻ mà ngày càng tinh vi, phức tạp.

“Có nhiều trường hợp có sự cấu kết, thông đồng giữa khách hàng, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, bên thứ ba có liên quan như nhân viên giám định, bác sỹ, cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở sửa chữa xe,...”, báo cáo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đánh giá.

Theo thống kê sơ bộ của các DNBH, trong giai đoạn 2007-2014, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm.

Tổng số tiền trục lợi khoảng 850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm. Chưa kể đến số hồ sơ bồi thường có dấu hiệu trục lợi nhưng DNBH không có bằng chứng rõ ràng để từ chối chi trả bảo hiểm nên vẫn thực hiện chi trả bảo hiểm.

Tính đến thời điểm hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa xử phạt được trường hợp nào liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm. Bên cạnh đó, những vụ việc tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm do Tòa án thụ lý, giải quyết cũng chưa xử lý được bất kỳ tổ chức, cá nhân nào liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm.

Qua thực tiễn giải quyết các vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nhất là hành vi trục lợi bảo hiểm thì thấy rằng, việc áp dụng các loại chế tài pháp lý mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý thực tế, chưa đủ sức răn đe đối với các vi phạm pháp luật có liên quan đến hành vi trục lợi bảo hiểm.

Trục lợi bảo hiểm hơn 100 tỷ đồng mỗi năm ảnh 1

Bổ sung vào tội hình sự?


Theo kinh nghiệm quốc tế, mỗi nước có cách tiếp cận khác nhau về trục lợi bảo hiểm, nhưng các cơ quan quản lý bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm, các cơ sở nghiên cứu của một số quốc gia như Mỹ, Úc, Canada đều có chung quan điểm trục lợi bảo hiểm là các hành vi cố ý lừa dối hoặc ẩn chứa thông tin gây nhầm lẫn nhằm mục đích được tiền bồi thường bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Do mức độ nghiêm trọng của trục lợi bảo hiểm, nhiều quốc gia đã có quy định cụ thể về trục lợi bảo hiểm, theo đó đã xác định trục lợi bảo hiểm là một tội danh hình sự, ngoài hình phạt tiền còn hình phạt tù.

Các quốc gia này quy định về tội danh trục lợi bảo hiểm theo 3 nhóm khác nhau. Cụ thể, như quy định cả tội danh trục lợi bảo hiểm và chế tài xử lý hình sự tại một bộ luật riêng (Luật hình sự) như tại Đức, bang Texas (Mỹ).

Trong khi Hàn Quốc quy định tội danh trục lợi bảo hiểm và chế tài xử lý hình sự về trục lợi bảo hiểm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm. Còn Anh, Canada, Úc quy định về hành vi trục lợi bảo hiểm tại Luật hợp đồng bảo hiểm, quy định về tội danh trục lợi bảo hiểm chế tài xử lý hình sự tại Bộ Luật hình sự.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã kiến nghị bổ sung tội danh “trục lợi bảo hiểm” vào Bộ luật hình sự (sửa đổi) nhằm thống nhất tội danh cho đúng bản chất của hành vi trục lợi bảo hiểm. Đồng thời tạo hành lang pháp lý để các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm được đối xử bình đẳng như các chủ thể khác trong nền kinh tế xã hội.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.