Trúng tiền tỷ, vẫn không ham

Từ lưới vây, anh Hai chuyển sang câu mực năm 2011 thu 1,2 tỷ đồng vẫn bỏ để quay về lưới vây
Từ lưới vây, anh Hai chuyển sang câu mực năm 2011 thu 1,2 tỷ đồng vẫn bỏ để quay về lưới vây
TP - Nghề câu mực xa bờ vừa được nhen nhóm trở lại với những chuyến trúng đậm trong năm 2011 lại đứng trước nguy cơ èo uột, khi khó khăn trên biển và cả trên bờ không ngớt bao vây ngư dân.

> Bình Định: Nỗi lo từ 'làng tỷ phú' cá ngừ đại dương

Từ lưới vây, anh Hai chuyển sang câu mực năm 2011 thu 1,2 tỷ đồng vẫn bỏ để quay về lưới vây
Từ lưới vây, anh Hai chuyển sang câu mực năm 2011 thu 1,2 tỷ đồng vẫn bỏ để quay về lưới vây .

Bỏ nghề

Ông Trần Ban (Mân Thái, Sơn Trà, Đà Nẵng) vừa đóng mới con tàu ĐNa 90567 công suất gần 1.000 CV - lớn nhất miền Trung trong ngành câu mực ở Trường Sa và Hoàng Sa. Khát vọng của gia đình ông Ban là chứng minh nghề câu mực sẽ không thất truyền. Mặc dù vậy, ông Ban vẫn lo lắng: Khát khao là thế, nhưng với sự bấp bênh như bây giờ, không biết trụ lại với nghề được bao lâu.

Chủ tàu ĐNa 0369 Đào Ngọc Minh Tâm, một trong 9 tàu ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng) vẫn trụ lại với nghề câu mực, cho hay năm vừa rồi dù trúng lớn, lãi hơn 1 tỷ đồng nhưng giờ đây vẫn thấy lo. Anh nói: “Nghề câu mực đi quá dài ngày, đến tận những ngư trường xa xôi, vượt qua cả Hoàng Sa hay đến gần Luzon (Philiphines) nên rất nguy hiểm, đặc biệt trong mùa mưa bão”.

Theo anh Tâm, với các nghề lưới cản, lưới vây…, thuyền viên được ở trên tàu, còn câu mực mỗi người một thúng nhỏ rời xa tàu, rất dễ thiệt mạng. Trung bình mỗi chuyến ra khơi từ 1 - 2 tháng, thậm chí lên đến 3 tháng. Thuyền trưởng kiêm chủ tàu ĐNa 90235 Trương Văn Hai chuyển đổi từ lưới vây sang câu mực cuối năm 2010, năm vừa rồi đi 3 chuyến biển, kiếm được hơn 1,2 tỷ đồng. Thế nhưng, vừa rồi, anh Hai lại dỡ giàn câu, tái đầu tư 500 triệu đồng mua lại tay lưới vây vì nghề câu mực bấp bênh.

“Năm rồi trúng to, giá mực cao nhất 150 ngàn/kg, thấp cũng 100 ngàn/kg. Nhưng ngặt nỗi không ổn định. Cả Đà Nẵng chỉ có một chủ nậu mua mực xuất sang Trung Quốc nên vô chừng lắm”, anh Hai nói. Theo anh Hai, tư thương Trung Quốc hay ép giá, ít thì mua giá cao, khi ngư dân đồng loạt chuyển mô hình, mực về hàng chục, thậm chí trăm tấn thì họ ép giá.

Một tàu câu mực chuẩn bị ra khơi Ảnh: Nam Cường
Một tàu câu mực chuẩn bị ra khơi Ảnh: Nam Cường.

Chờ cơ chế

Ông Lương Hữu Trúc, Trưởng phòng kinh tế quận Thanh Khê, cho hay, năm qua, dù câu mực liên tục trúng lớn nhờ giá cao, nhưng Thanh Khê vẫn chỉ có 9 tàu câu mực, ít hơn rất nhiều so với đội hình hơn 100 chiếc trước năm 2007.

Theo ông Trúc, nguyên nhân do khan hiếm lao động, rủi ro cao vì đi biển xa, dài ngày, không vốn đầu tư… Trong khi đó, giá mực bấp bênh. “Nếu tổ chức được đàng hoàng, đây là một nghề mang lợi lớn, giúp dân giàu”, ông Trúc nói.

Ông Hồ Phó, Phó Giám đốc Sở NN&PT NT Đà Nẵng, cho hay: Thành phố còn 17 tàu câu mực, năm qua giá mực xà có lên nhưng không ổn định. “Chính quyền không thể can thiệp, bao sân chuyện này được. Mực chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Chúng tôi cũng muốn có một đầu ra ổn định, các Cty thu mua cho dân rồi chế biến, nhưng vẫn chưa có cơ chế”, ông Phó nói.

“Chúng tôi đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ truy thu tiền hỗ trợ xăng dầu theo Nghị định 48 của Thủ tướng cho các tàu ra khơi năm 2011. Khúc mắc việc thiếu con dấu Hoàng Sa hiện đã được tháo gỡ bằng xác nhận của BĐBP. Tôi tin nếu làm xong tiền hỗ trợ, dân sẽ có vốn chuyển sang nghề câu mực”. -Ông Lương Hữu Trúc, Trưởng phòng kinh tế quận Thanh Khê, Đà Nẵng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG