TS Đinh Xuân Thảo lên tiếng chuyện 'đi nước ngoài... xây thông tư'

Cục Hàng không Việt Nam mời cán bộ Bộ Tài chính đi nước ngoài để xây dựng thông tư làm mất tính khách quan. Trong ảnh: Cảng Hàng không miền Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Cục Hàng không Việt Nam mời cán bộ Bộ Tài chính đi nước ngoài để xây dựng thông tư làm mất tính khách quan. Trong ảnh: Cảng Hàng không miền Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh.
TP - Trao đổi với Tiền Phong về câu chuyện đi nước ngoài để xây dựng thông tư tại Cục Hàng không Việt Nam, TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp nhấn mạnh: Xây dựng chính sách, pháp luật phải hết sức khách quan, không để lợi ích nhóm chi phối. Cán bộ của cơ quan xây dựng chính sách không nên đi nước ngoài cùng cơ quan được thụ hưởng chính sách. 

Ông Đinh Xuân Thảo nói:

Mọi chính sách, pháp luật trong quá trình soạn thảo phải đảm bảo đúng quy trình, đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, minh bạch, tránh để bị bất cứ lợi ích của nhóm thiểu số chi phối để hưởng lợi từ chính sách đó. Như vậy, quy trình làm luật phải rất hợp lý và khoa học, xuất phát từ sự phát triển, lợi ích chung của toàn xã hội. Nhưng xét cho cùng, quy định có được thực thi đúng hay không lại phụ thuộc vào chính con người.

Không phải chỉ là có đủ trình độ, năng lực mà người làm chính sách phải tránh được tư duy cục bộ và để lợi ích nhóm tác động. Lâu nay, các bộ ngành là cơ quan chuẩn bị dự thảo luật và các văn bản dưới luật như thông tư, nghị định. Tất nhiên, về nguyên tắc, các bộ có lấy ý kiến chuyên gia, bộ ngành liên quan, các địa phương, đối tượng chịu sự điều chỉnh. Nhưng việc lấy ý kiến đó thực chất, khách quan đến đâu cũng là một vấn đề.

Trước khi chuyển sang Quốc hội, dự án luật được chuyển qua Bộ Tư pháp thẩm định, Chính phủ thảo luận. Các Ủy ban, Hội đồng dân tộc của Quốc hội chính là cơ quan thẩm tra. Cơ quan thẩm tra phải mạnh dạn phát hiện có lợi ích nhóm chi phối hay không, nếu dự án không đạt phải trả lại nơi soạn thảo.

Ngăn chặn lợi ích nhóm bằng cách nào?

Thưa ông để ngăn chặn lợi ích nhóm chi phối trong công tác xây dựng luật, pháp lệnh... Quốc hội cần làm gì?

Thực tế, tuy Chính phủ trình dự án luật nhưng quyền quyết định là do Quốc hội. Nếu Quốc hội đủ năng lực trình độ và quá trình thẩm tra làm việc khách quan thì khó ai chi phối được. Chúng ta cũng không sợ lợi ích nhóm, vì các dự án luật đều được Quốc hội thảo luận công khai trước khi thông qua. Tuy nhiên, để dự án luật có chất lượng, thì phải xác định được cơ chế, chính sách nhắm đến trong lĩnh vực đó là gì.

Tác động của nó đối với xã hội phải rõ ràng và xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Giai đoạn thứ hai mới là thể chế hóa chính sách đó thành luật. Trên thế giới, với nhiều nước việc xây dựng chính sách, pháp luật chủ yếu do nghị viên tiến hành. Họ giao cho các cơ quan chuyên môn chủ trì soạn thảo, sau đó trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, cũng có nước chủ trương để nhiều chủ thể tham gia soạn thảo luật. Sau đó sẽ có một đầu mối xem xét, hoàn thiện. Đó là những cơ quan chuyên trách sau đó trình Quốc hội thông qua.

Dù với hình thức nào, điều quan trọng để tránh bị lợi ích nhóm chi phối thì việc soạn thảo chính sách, pháp luật phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công khai và minh bạch trước khi thông qua.

Đại biểu Quốc hội đã cảnh báo có những dự án luật nghiêng về lợi ích nhóm, lợi ích cho bộ ngành; thậm chí có dấu hiệu của sự lobby chính sách, mời chuyên gia bộ ngành và cả đại biểu Quốc hội đi nước ngoài?

Tốt nhất, Bộ Tài chính nếu thấy cần thiết nên tự tổ chức đoàn đi nước ngoài nghiên cứu riêng. Nghiên cứu đó phải mang tính độc lập vì hiện nay có cơ chế là phải vừa thẩm định chính thức, vừa phải thẩm định độc lập thì mới đảm bảo khách quan. Khi anh  tham gia quá sâu vào với cơ quan thụ hưởng chính sách như vậy, ít nhiều cũng sẽ bị tác động, làm mất tính khách quan. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo nói về việc cán bộ Bộ Tài chính đi nước ngoài theo lời mời của Cục Hàng không VN để… xây dựng thông tư

Tình trạng đó cũng có. Để khắc phục thì luật phải quy định rõ hơn, trong giai đoạn soạn thảo chính sách, pháp luật phải đảm bảo khách quan ra sao. Nhưng thực tế, các dự án luật đều phải qua hai lần trình ra Quốc hội để thảo luận, cho ý kiến. Như vậy, trước hết Quốc hội phải thể hiện vai trò là cơ quan làm luật, phải mạnh dạn bác bỏ những dự án chưa đảm bảo chất lượng. Sau khi trình lần thứ nhất thì các dự án luật đã vào sân của Quốc hội rồi. Cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội phải thẩm tra, hoàn thiện dự án luật trước khi thông qua. Chính khâu thẩm tra, phải xem xét cơ quan dự thảo có chăm chăm phục vụ cho lợi ích của mình không. Không ít dự thảo từ khi trình đến khi thông qua đã thay đổi rất nhiều và cơ quan soạn thảo phải chấp nhận.

Trước đây, cơ quan soạn thảo được bảo vệ dự án luật đến cùng nhưng từ năm 2008 chúng ta đã sửa đổi quy định này. Theo đó, cơ quan  soạn thảo chịu trách nhiệm trình lần đầu. Vừa rồi, Chính phủ đề nghị sửa đổi luật để cơ quan trình được theo đến cùng nhưng Quốc hội không đồng ý. Tức là, sau khi Chính phủ đã trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện nốt những công đoạn còn lại cho đến khi luật thông qua tại Quốc hội. Đấy cũng là một khâu đổi mới để hạn chế lợi ích nhóm chi phối.

Vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam mời cán bộ Bộ Tài chính đi nước ngoài để xây dựng thông tư của Bộ Tài chính về tỷ lệ trích lại cho Cục và các cảng vụ hàng không, ông thấy sao?

Nói chung là không nên. Tốt nhất, Bộ Tài chính nếu thấy cần thiết nên tự tổ chức đoàn đi nước ngoài nghiên cứu riêng. Nghiên cứu đó phải mang tính độc lập vì hiện nay có cơ chế là phải vừa thẩm định chính thức, vừa phải thẩm định độc lập thì mới đảm bảo khách quan. Khi anh tham gia quá sâu vào với cơ quan thụ hưởng chính sách như vậy, ít nhiều cũng sẽ bị tác động, làm mất tính khách quan.

Thực tế có những lĩnh vực mới mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm, khi xây dựng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực như vậy, việc ra nước ngoài học tập là cần thiết. Nhưng để cơ quan thụ hưởng chính sách tổ chức và mời cơ quan xây dựng đi cùng thì một mặt cũng có điểm tốt.

Vì hai bên đều có thể nhìn nhận những mặt tốt, thuận lợi có thể học hỏi, rút kinh nghiệm ở nước ngoài. Cơ quan thẩm tra, ban hành có thể nhìn thấy cả những mặt trái để điều hòa lại. Nhưng đúng là ở đây cũng có chỗ tế nhị. Chúng ta phải đề cao tính khách quan, không thiên vị, đảm bảo pháp chế trong xây dựng chính sách, pháp luật.

TS Đinh Xuân Thảo lên tiếng chuyện 'đi nước ngoài... xây thông tư' ảnh 1

TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp.

Chặn lợi ích nhóm trong xây dựng luật

Vậy theo ông tới đây cần quy định vấn đề này ra sao để chặn lợi ích nhóm trong xây dựng luật từ ở Quốc hội?

Tôi nghĩ phải có sự độc lập, càng độc lập trong thẩm tra càng tốt. Hiện nay, dự án luật sau khi trình lần một thì Quốc hội hoàn toàn quyết định. Một dự án luật phải qua hai vòng thảo luận tại tổ, tại hội trường (qua 2 kỳ họp sát hạch) - như vậy quy trình cũng hết sức chặt chẽ. Thảo luận công khai tại Quốc hội là cơ hội tốt để hoàn thiện một dự án luật và việc này đều rất công khai. Tuy nhiên, như tôi nói yếu tố con người rất quan trọng. Mỗi đại biểu phải thật sự khách quan, công tâm.

Nhưng qua các kỳ họp, chúng ta cũng nhận thấy cơ cấu ĐBQH ảnh hưởng đến kết quả thảo luận chính sách, pháp luật hay quyết định các vấn đề quan trọng. Những dự luật liên quan đến bộ ngành mà đại biểu bộ ngành đó chiếm số đông thì thảo luận sẽ chiếm ưu thế.

Có những phiên thảo luận, ý kiến của đại biểu thuộc lĩnh vực, giới nào đó luôn chiếm tỷ lệ áp đảo. Mỗi phiên thảo luận có khoảng 20- 25 ý kiến, nếu 15 đại biểu thuộc ngành đó phát biểu thì đã là đa số. Nếu luật chỉnh lý theo hướng này thì cũng chỉ là đa số trong những người phát biểu chứ không phải đa số ĐBQH. Vì vậy, ngoài ý kiến tại hội trường, nên lấy ý kiến của tất cả những ĐBQH khác bằng văn bản thì mới toàn diện, khách quan.

Cảm ơn ông!

MỚI - NÓNG