Từ Đề án 112: Cần một hội đồng đánh giá độc lập, thực quyền, công tâm

Từ Đề án 112: Cần một hội đồng đánh giá độc lập, thực quyền, công tâm
TP - Để quản lý các đề án liên quan đến KH, GS- VS Đặng Vũ Minh Chủ nhiệm Ủy ban KH- CN- MT của Quốc hội đề nghị tổ chức một hội đồng đánh giá độc lập, có thực quyền và cái chính là phải công tâm.
Từ Đề án 112: Cần một hội đồng đánh giá độc lập, thực quyền, công tâm ảnh 1
GS- VS Đặng Vũ Minh Chủ nhiệm Ủy ban KH- CN- MT của Quốc hội

Từ Đề án 112, để quản lý chặt chẽ những đề án có liên quan đến khoa học và công nghệ, bên cạnh các biện pháp quản lý khác về tài chính, tổ chức cán bộ, v.v..., GS – VS Đặng Vũ Minh Chủ nhiệm Ủy ban KH – CN – MT của Quốc hội  đề nghị tổ chức một hội đồng đánh giá độc lập, có thực quyền bao gồm những thành viên am hiểu về chuyên môn và cái chính là phải rất công tâm. Ông cho biết:

Điều mà tôi quan tâm nhất hiện nay là trong tương lai cần phải có những biện pháp quản lý như thế nào để không xảy ra những vụ việc tương tự.

Rõ ràng, để quản lý chặt chẽ những đề án có liên quan đến khoa học và công nghệ, bên cạnh các biện pháp quản lý khác về tài chính, tổ chức cán bộ, v.v..., cần tổ chức một hội đồng đánh giá đề án một cách độc lập, và có thực quyền.

Hội đồng phải bao gồm những thành viên am hiểu về chuyên môn và cái chính là phải rất công tâm. Hàng năm, hội đồng này sẽ đánh giá kết quả trong năm của đề án và định hướng hoạt động cho năm sau.

Nếu chúng ta có thể chi hàng ngàn tỷ đồng cho một đề án thì tại sao lại không thể dành một phần trăm của kinh phí đề án để chi cho hoạt động của những hội đồng như vậy.

Từ bài học và kết quả giám sát Đề án 112 tại nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XI, chương trình giám sát của Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội khóa XII có gì thay đổi không, thưa GS?

GS. Đặng Vũ Minh: Trong hoạt động giám sát, nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội là giám sát việc thực hiện các công trình trọng điểm quốc gia như nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, đường Hồ Chí Minh, v.v...

Bên cạnh đó, Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội cũng sẽ tiến hành giám sát theo một số chuyên đề. Ủy ban đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và phê duyệt chương trình giám sát trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII.

Trong số đó có những việc đang được dư luận xã hội quan tâm như tình hình thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm, sử dụng kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ, v.v...

Cảm ơn Giáo sư!

Quốc Dũng
thực hiện

MỚI - NÓNG