Từ hôm nay, siết nhập cư vào nội thành Hà Nội

Từ hôm nay, siết nhập cư vào nội thành Hà Nội
TP - Từ hôm nay (1/7), 3 luật (Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân) có hiệu lực, có nhiều quy định mới liên quan trực tiếp đến đời sống người dân.

* Thêm 2 triệu người không phải nộp thuế thu nhập

> Từ 1/7: Tăng lương, giảm thuế, siết nhập cư
> Siết nhập cư vào các đô thị lớn

Luật Xử lý vi phạm hành chính được ban hành, trong đó quy định một nguyên tắc mới là cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền cá nhân. Về đối tượng xử lý vi phạm hành chính, Luật quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính được thực hiện do cố ý. Còn người chưa đủ 14 tuổi vi phạm hành chính sẽ được nhắc nhở, giáo dục tại gia đình...

Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính được Luật quy định bao gồm các vi phạm trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng hoặc đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính hay do chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính. Để hạn chế tối đa việc lạm quyền của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ, Luật cũng quy định 11 hành vi bị nghiêm cấm đối với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Từ hôm nay, Luật Thủ đô có hiệu lực thay thế cho Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội năm 2000. Để tạo cho Thủ đô phát triển, Luật đưa ra những quy định mới như “siết” nhập cư vào nội thành, không xây dựng mới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, không mở rộng bệnh viện trong nội thành.

Cụ thể, công dân muốn đăng ký thường trú phải có điều kiện tạm trú liên tục từ 3 năm tại nội thành trở lên (trước đó chỉ 1 năm), có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở, bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản cho đăng ký thường trú vào nhà thuê của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê...

Cũng có hiệu lực từ ngày 1/7, Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi quy định thuế thu nhập cá nhân, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được nâng từ 4 triệu lên 9 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc từ 1,6 triệu tăng lên 3,6 triệu đồng/tháng.

Như vậy, dự kiến có khoảng 2 triệu người đang nộp thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh ở bậc 1, bậc 2 sẽ không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cũng từ hôm nay, theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương nâng lên là 1.150.000 đồng/tháng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.