Tự ứng cử đại biểu Quốc hội như thế nào?

Tự ứng cử đại biểu Quốc hội như thế nào?
TP - "Công dân Việt Nam muốn tự ứng cử vào QH khoá XII, chậm nhất 65 ngày trước ngày bầu cử (hạn chót nộp hồ sơ tự ứng cử là cuối ngày 16/3) phải đến nộp hồ sơ tại Ủy ban Bầu cử nơi mình cư trú", Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Duy Thường nói.
Tự ứng cử đại biểu Quốc hội như thế nào? ảnh 1
Ông Đỗ Duy Thường

Theo ông Thường, hồ sơ ứng cử đại biểu QH khoá XII gồm có:

Đơn xin ứng cử; Sơ yếu lý lịch; Tiểu sử tóm tắt; Kê khai tài sản; 4 ảnh 4x6. Sau khi nộp hồ sơ, nếu Ủy ban Bầu cử xem xét thấy đủ tiêu chuẩn của đại biểu QH, sẽ chuyển tiểu sử và danh sách trích ngang của ứng viên đó cho Ban Thường vụ Ủy ban MTTQ cấp tỉnh để lập danh sách sơ bộ đưa ra hội nghị hiệp thương lần thứ hai, đồng thời gửi lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú.

Qua tổng hợp nhanh của 64 tỉnh, thành phố sau hiệp thương vòng 1, mới chỉ có khoảng trên dưới 20 người dự kiến tự ứng cử, tập trung vào 10 địa phương. So với các kỳ bầu cử lần trước thì số lượng đó là nhiều hay ít?

Hiệp thương lần 1 mới chỉ để thoả thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giới thiệu người ra ứng cử đại biểu QH.

Từ đầu tháng 3 này mới bắt đầu bước thứ hai, là các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ra ứng cử, cũng trong thời gian này thì các công dân tiếp tục có quyền ra tự ứng cử...

Như vậy là tổng hợp nêu trên có thể chưa phải là con số cuối cùng. Kỳ bầu cử QH khoá XI có hơn 60 người nộp đơn tự ứng cử, sau đó MTTQ tổ chức hiệp thương giới thiệu được khoảng hơn 10 người vào danh sách ứng cử cuối cùng, và chỉ có 2 đại biểu trúng cử.

Phải đợi đến kết thúc hội nghị hiệp thương lần thứ ba mới có thể nói về số lượng người tự ứng cử. Trong thời gian này, MTTQ khuyến khích các công dân có đủ tiêu chuẩn tự ứng cử vào QH khoá XII.

Xin cảm ơn ông.

V.V.Thành
Thực hiện

MỚI - NÓNG