Tuần tới, có NĐ về minh bạch tài sản, thu nhập

Tuần tới, có NĐ về minh bạch tài sản, thu nhập
TP - Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng qua (3/3). Đặc biệt, để phục vụ cho cuộc  bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, Nghị định về Minh bạch tài sản, thu nhập sẽ được Chính phủ ban hành trong vài ngày tới.
Tuần tới, có NĐ về minh bạch tài sản, thu nhập ảnh 1

Ngày làm việc 3/3 nằm trong khuôn khổ phiên họp thứ 47 của UBTVQH  với nội dung nghe Báo cáo của Chính phủ về kết quả việc tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (báo cáo); thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và thảo luận, góp ý kiến nhằm hoàn thiện bản báo cáo của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cho biết: Chính phủ đã hoàn thành 3 trong số 9 Nghị định cần có để phục vụ cho việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, các Nghị định quy định về danh mục vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định quy định về thời hạn sau khi thôi giữ chức vụ cán bộ, công chức, viên chức được kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý cũng đang được hoàn thiện và dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 3/2007. 

Theo Báo cáo của Phó tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào, ngay sau khi Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực ngày 1/6/2006, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động và yêu cầu các bộ, ngành địa phương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Trong đó, chú trọng đến việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật như: Đề án về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; Quy chế quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cán bộ công chức, viên chức...

Trong năm 2006, ngành thanh tra đã thực hiện 33 cuộc thanh tra lớn và phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý, chi tiêu tài chính lãng phí, thất thoát với tổng giá trị hơn 1.560 tỷ đồng và  hơn 5,4 triệu USD.

Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Tham nhũng hiện nay diễn ra rất phức tạp, ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp, gây hậu quả nghiêm trọng và bất bình trong nhân dân nhưng báo cáo của Chính phủ chưa phản ánh đầy đủ tình hình này.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra phát hiện hành vi tham nhũng ở các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Số lượng các vụ việc sai phạm được phát hiện và giá trị tài sản lãng phí thất thoát là khá lớn, nhưng việc thu hồi về cho ngân sách chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng nhìn chung chưa nghiêm, nên tác dụng răn đe, phòng ngừa chưa cao. Thêm vào đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn chậm.

Nhiều nội dung quan trọng của Luật như minh bạch tài sản, thu nhập; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn... chưa được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Việc kê khai tài sản, thu nhập còn mang tính hình thức, thiếu thống nhất và chưa triệt để...

Ông Tráng A Pao, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng: Hiện nhiều quy định về định mức chi tiêu đã lạc hậu, không sát thực tế, nhất là các quy định về công tác phí, điện thoại… rồi chưa hoặc quy định không rõ ràng như tiêu chuẩn nhà công vụ, quà tặng, quà biếu… khiến nảy sinh tiêu cực, tham nhũng.

Ông Tráng A Pao đề nghị Chính phủ cần có quy định cụ thể về quản lý và chi tiêu đối với các quỹ do dân đóng đóng góp để tránh xảy ra thất thoát, tham nhũng. 

Giải thích về việc một số vụ án tham nhũng điểm có hơi chậm so với mong muốn dư luận của nhân dân, Thứ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng Trần Đại Quang thừa nhận việc điều tra tội tham nhũng là khá khó khăn và tốn thời gian.

“Bởi thứ nhất là phát hiện đã khó, còn khi đã bị phát hiện, khởi tố thì đối tượng còn gồng lên đối phó với cơ quan điều tra.

Thứ hai, khi điều tra tội tham nhũng - là những người có chức vụ - nên cơ quan công an phải làm thận trọng, đúng pháp luật, theo luật phải xin ý kiến cơ quan quản lý nên cần thời gian.

Thứ ba, chứng cứ để buộc tội trong các vụ án tham nhũng là chứng cứ gián tiếp - tức qua lời khai - nên cơ quan điều tra mất rất nhiều thời gian để xác minh, đối chiếu, đấu tranh, củng cố chứng cứ để buộc tội được”- Ông Quang nói.

Sẽ kỷ luật cán bộ thành uỷ, UBND TP Hải Phòng trong vụ án Đồ Sơn 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng đứng lên gần cuối buổi sáng, ông nói: Có tổng cộng 9 nghị định phục vụ phòng chống tham nhũng, đã hoàn thành 3. Còn lại: Nghị định về minh bạch tài sản thu nhập (phục vụ cho bầu cử ĐBQH khoá XII), Chính phủ đã làm hết các thủ tục, Bộ Tư pháp cũng đã thẩm định và đã lấy ý kiến từng thành viên trong hội đồng. Chậm lắm trong tuần tới sẽ ban hành nghị định này.

Năm 2006 thanh tra 38 vụ án về kinh tế xã hội, đến giờ đã kết thúc được 36 vụ, còn 2 vụ trên cơ bản cũng hoàn thành. Về thanh tra bên Ngân hàng, anh em đã gửi đến tay tôi một tháng nay rồi. Tôi đã xin ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị bên Ngân hàng nên có bản giải trình bằng văn bản.

Sau đó Thường trực Chính phủ sẽ họp, mời thêm một số ngành chức năng và gấp rút trong tháng 3 này thì xong vấn đề này. Về thanh tra Hàng không cũng tương tự. Chính phủ đã quyết trong tháng 3 này phải xong, không nói tới nói lui. Những vụ nào thanh tra rõ việc vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan điều tra, và yêu cầu cơ quan điều tra làm rốt ráo, đến nơi đến chốn.

Về các vụ án lớn cụ thể, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng bày tỏ: “Các anh sốt ruột (Uỷ ban Thường vụ QH), tôi còn sốt ruột hơn vì tôi trực tiếp chỉ đạo. Nói lý do này kia đi chăng nữa nhưng dù sao đây cũng là khuyết điểm nhận trước Uỷ ban Thường vụ QH.

Vụ Mai Văn Dâu sẽ xử ngày 3/3; Vụ điện kế điện tử trên cơ bản cũng xong, tuy nhiên vụ này bản chất không như báo chí nêu; Vụ Nguyễn Đức Chi cũng có nhiều tình tiết; Vụ Nguyễn Lâm Thái đã thu lại về kinh tế. Tôi là Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương, quan điểm là trước khi đặc xá anh phải trả đủ số tiền chiếm đoạt của nhà nước, không thì không thả.

Vụ gây nhiều bức xúc trong dân là vụ đất đai Đồ Sơn. Tới nay đã cơ bản điều tra xong, sắp tới đưa ra xử. Xử xong, căn cứ vào đó mới quay trở lại xét kỷ luật các vị trong thường vụ thành uỷ và trong UBND thành phố Hải Phòng. Phải xem lại chứ không phải xử xong là xong”.

Theo VietnamNet

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.