Tuần tới, miền Trung chịu ảnh hưởng của cơn bão mới

Tuần tới, miền Trung chịu ảnh hưởng của cơn bão mới
TP - Vùng biển ngoài khơi Philippines đã xuất hiện một áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) mà theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư sẽ mạnh lên thành bão và vào biển Đông, trở thành cơn bão số 6.

Hồi 13 giờ ngày 3/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới này ở vào khoảng 18,1 độ vĩ bắc, 128,6 độ kinh đông. ATNĐ được dự báo sẽ mạnh lên thành bão trong ngày 4/11. Khoảng đêm 4/11, sáng sớm 5/11, bão sẽ vào biển Đông.

Cũng theo tin mới nhận từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ sáng 3/11, cơn ATNĐ đang hoạt động gần bờ biển Nam Trung bộ đã di chuyển chậm lại.

Đến 16 giờ ngày 3/11, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 10,1 - 11,1 độ vĩ bắc, 109,7 - 110,7 độ kinh đông, cách bờ biển Ninh Thuận - Bình Thuận khoảng 250 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật trên cấp 6.

Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ ít di chuyển, từ 12 đến 24 giờ tới di chuyển chậm theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Do ảnh hưởng của ATNĐ vùng biển các tỉnh Khánh Hòa đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật trên cấp 6. Biển động.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa đông bắc, ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Lượng mưa trong 24 giờ tới ở khu vực từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận và  Tây Nguyên phổ biến từ 100 - 150mm, riêng các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hoà từ 200-300 mm, từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam 50 - 100mm.

Trong tuần tới, khi ATNĐ vừa đi qua, mưa lũ chưa dứt hẳn, miền Trung nước ta nhiều khả năng sẽ đón nhận một cơn bão nữa kèm theo mưa to và lũ lớn, không loại trừ khả năng xuất hiện lũ lớn lịch sử tương tự như năm 1999. 

Kêu gọi tàu thuyền, chủ động sơ tán dân

TP - Ngày 3/11, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện khẩn gửi các tỉnh ven biển từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đó, đối với các tỉnh ven biển từ Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu thông báo và hướng dẫn ngay các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi biết vị trí, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động thoát ra và không đi vào vùng nguy hiểm.

Đối với các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên: Do kết hợp của gió mùa đông bắc với ATNĐ, đề phòng mưa lớn, lũ lên nhanh. Cần triển khai ngay các biện pháp đối phó với mưa lũ theo cấp báo động.

Chủ động sơ tán dân và kiểm soát chặt chẽ vùng có nguy cơ bị ngập lụt, vùng có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất, các bến đò qua sông, các ngầm, tràn trên những đoạn đường giao thông thường bị ngập để đảm bảo an toàn cho người và tài sản…

MỚI - NÓNG
Khởi tố vụ án tại Công ty LIFAN Việt Nam
Khởi tố vụ án tại Công ty LIFAN Việt Nam
TPO - Phòng An ninh Kinh tế (Công an tỉnh Hưng Yên) vừa ra quyết định khởi tố vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam, có địa chỉ tại thôn Chấn Đông, xã Hoàn Long (Yên Mỹ, Hưng Yên).
Thiên tai năm nay xảy ra phức tạp hơn mọi năm
Thiên tai năm nay xảy ra phức tạp hơn mọi năm
TPO - Năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp gồm cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc mưa đá xảy ra hơn mức bình thường vào nửa đầu năm. Còn nửa cuối năm, mưa, bão, lũ, ngập lụt cũng xuất hiện nhiều hơn và tác động nhanh hơn đến nước ta.