Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh

TPO - Sáng 24/3, tại trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) đã diễn ra lễ kỷ niệm 90 năm Ngày cả nước để tang chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh (24/3/1926 – 24/3/2016). Buổi lễ được tổ chức trong không khí trang nghiêm, xúc động.
Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 1

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng điểm lại những mốc son trong sự nghiệp cách mạng của nhà chí sĩ nổi tiếng Phan Châu Trinh, người con xứ Quảng – Đà. 

Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 2

“Đám tang vĩ đại của Phan Châu Trinh xứng đáng với người đã đánh thức tư tưởng và ý chí của nhân dân về một cuộc thay đổi căn bản hồn dân tộc để có thể sống còn và phát triển cùng nhân loại năm châu trong thời đại mới. Từ sự kiện đám tang của ông, có thể nói cả một lớp người mới đã lên đường, một thế hệ cách mạng mới đã bước vào cuộc đấu tranh”, ông Vĩnh nói.

Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 3

Thay mặt các thế hệ học sinh trường THPT Phan Châu Trinh, em Đặng Trần Tú Uyên bày tỏ niềm vinh dự và tự hào khi được học tập và rèn luyện ở ngôi trường mang tên nhà cách mạng Phan Chu Trinh. “Em cùng tất cả các thệ hệ học sinh Phan Châu Trinh sẽ luôn cố gắng không ngừng rèn luyện để phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ học sinh đi trước, để trở thành những công dân tốt, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước”, Tú Uyên xúc động nói.

Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 4

Sau lễ kỷ niệm, đoàn đại biểu, thầy, trò trường Phan Châu Trinh đã dâng hương tại bàn thờ Phan Châu Trinh tại trường và thăm nhà tưởng niệm Phan Châu Trinh nằm trên con đường mang tên ông.

Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 5
Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 6 Đoàn đại biểu, các thầy cô và 90 lớp trưởng trường THPT Phan Châu Trinh thăm và dâng hương tại nhà tưởng niệm nhà chí sĩ yêu nước
Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 7
Tưởng nhớ chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ảnh 8

Phan Châu Trinh sinh ngày 9/9/1872 tại xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà cách mạng xã hội, nhà văn hóa, một tấm gương sáng trong phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX. Ông mất ngày 24/3/1926. Đám tang và lễ truy điệu của ông trở thành cuộc vận động ái quốc rộng lớn trên cả nước. Trong ảnh là bà Lê Thị Kinh, cháu ngoại nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

MỚI - NÓNG