Băm nát quy hoạch trước ngày Thủ đô mở rộng: Đua nhau ôm đất, lập dự án

Tuột khỏi tay Nhà nước

Tuột khỏi tay Nhà nước
TP - Kinh tế suy giảm, nhiều người lo lắng về rủi ro, đổ vỡ của thị trường bất động sản có liên thông với nhiều thị trường nhạy cảm khác.

TS Vũ Thành Tự Anh khi nhận định về làn sóng ồ ạt đầu tư vào bất động sản ở Hà Tây (cũ) cho rằng, lợi nhuận siêu ngạch của thị trường này đang rơi vào túi nhà đầu cơ.

Tuột khỏi tay Nhà nước ảnh 1
Đường trục Bắc - Nam do Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư được cho là hiện đại nhất, quy mô nhất Hà Tây (nay là Hà Nội). Ảnh: P.S

Trao đổi với Tiền Phong, TS Vũ Thành Tự Anh (trong nhóm tác giả của loạt bài thảo luận chính sách về kinh tế Việt Nam của Đại học Harvard) nhận định làn sóng ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở Hà Tây thời gian qua rơi vào thời điểm cơn sốt bất động sản và chứng khoán ở Việt Nam lên đến đỉnh điểm trước khi bong bóng bị vỡ.

“Lợi nhuận siêu ngạch lên đến 100 phần trăm, thậm chí 200 phần trăm/năm nhờ kinh doanh bất động sản trở thành động lực lớn khiến người ta lao vào đầu cơ bất động sản.

Làm sao có thể kiếm được lợi nhuận nhanh và dễ như vậy nếu chỉ sản xuất kinh doanh thông thường với lợi nhuận 10 - 15 phần trăm/năm” - Ông Tự Anh phân tích.

Theo TS Vũ Thành Tự Anh, xét trên góc độ kinh tế, thực trạng này gây ra ít nhất ba hậu quả nghiêm trọng:

Thứ nhất, cuộc đua kinh doanh bất động sản tạo bong bóng bất động sản, gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng và sau nữa là sự ổn định của hệ thống tài chính và có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính mà nước Mỹ hiện nay là bằng chứng nhãn tiền (tính đến cuối 2008, tổng dư nợ chính thức trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam là khoảng bảy tỷ USD, còn giá trị bất động sản thế chấp lên tới khoảng một nửa tổng tài sản ngân hàng, hay xấp xỉ với thu nhập quốc dân (GDP) của Việt Nam hiện tại);

Thứ hai, việc đổ một lượng vốn rất lớn vào đầu cơ bất động sản gây hiệu ứng chèn lấn đối với hoạt động sản xuất, và cũng không tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội;

Thứ ba, là sự thiếu vắng tính công bằng khi một số cá nhân khéo léo khai thác lỗ hổng của cơ chế để tung hứng, biến đất đai vốn là tài sản công thành lợi nhuận chảy sang túi cá nhân.

TS Tự Anh nhận xét, trong làn sóng ồ ạt đầu tư bất động sản vừa qua, có ít phần đầu tư mà chủ yếu là đầu cơ với mục đích trục lợi. Theo ông, lợi nhuận siêu ngạch do chênh lệch giá đất hiện nay đang né được thuế.

Sự méo mó của thị trường bất động sản liên quan đến chính sách và, muốn giải quyết, phải điều chỉnh chính sách như thủ tục thẩm định và cấp phép đầu tư, áp dụng thuế bất động sản…

Tổ công tác rà soát của TP Hà Nội đánh giá, phần lớn các đồ án quy hoạch và dự án đầu tư đều bắt đầu nghiên cứu, khảo sát vào năm 2007 khi tình hình kinh tế – xã hội, thị trường tài chính, bất động sản trong nước và thế giới còn sáng sủa.

Tuy nhiên, đến nay khi các điều kiện thuận lợi trên không còn nữa,  phát sinh sự mất hài hòa, không hợp lý, không đồng nhịp giữa nhịp độ quy hoạch, nhịp độ đầu tư với tốc độ, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và quy luật của thị trường, đặc biệt là tình hình trầm lắng của thị trường bất động sản trong điều kiện suy thoái kinh tế.

Hiện các nhà đầu tư rất khó có thể huy động đủ lượng vốn để giải ngân thực hiện các dự án đầu tư lớn theo đúng tiến độ đã cam kết.

MỚI - NÓNG
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
Thông tin mới về tình hình Ngân hàng SCB
TPO - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: "SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lý cũng đòi hỏi phải đủ vốn. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu ngân hàng này từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động".