Ứng xử thế nào với thực phẩm '3 không'

BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm VN
BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm VN
TP - Thực phẩm tết “3 không” không phải là vấn đề mới, nó diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, cứ mỗi dịp tết đến, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao

BS Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm VN: Cảnh giác với thực phẩm “3 không”

Người tiêu dùng không nên mua những loại thực phẩm “3 không”, vì không thể biết nhà sản xuất chế biến từ nguyên liệu, phụ gia gì. Khi các chất phụ gia được dùng không đúng cách, quá liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chẳng hạn, bánh kẹo thường được làm từ các loại nguyên liệu tự nhiên, không có chất độc hại như: Gạo, bột, đường, phẩm màu trong danh mục cho phép. Tuy nhiên, để có giá thành rẻ, người sản xuất có thể sử dụng đường hóa học, hương liệu, phẩm màu công nghiệp thay thế. Hay như để bảo quản nấm hương, măng khô không bị mốc, người ta sẽ sử dụng biện pháp xông qua khí lưu huỳnh. Nếu sử dụng măng khô có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao, có thể bị tổn thương về thần kinh, ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, tim mạch…

Không có máy nào trên thế giới mà có thể test nhanh và khẳng định sản phẩm đó an toàn. Có chăng thì nó chỉ có thể test hàn the, ni-tơ… là 1 trong hàng trăm chỉ tiêu an toàn. Đây chỉ là 1 chỉ tiêu để tham khảo chứ không thể nói là an toàn được.

Chúng ta đã thấy 1 ký táo Trung Quốc chỉ có giá 5.000-10.000 đồng/kg, trong đó chủ yếu là hóa chất, nguyên liệu kém chất lượng, chất phụ gia, mùi vị để tạo nên sản phẩm bắt mắt, bắt vị người tiêu dùng. Hàng không nguồn gốc thì không kiểm soát được - ông Ký cho hay.

Thực tế, thực phẩm tết “3 không” không phải là vấn đề mới, nó diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, cứ mỗi dịp tết đến, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, lượng thực phẩm “3 không” đổ bộ thị trường ngày càng nhiều. Điều đáng nói, mặc dù đã có luật quy định cũng như khung xử phạt, nhưng vì sao các cơ sở kinh doanh này vẫn không ngán?

Về vấn đề này, BS Ký cho rằng: “Lý do là hàng không nguồn gốc chủ yếu bán tự do ở bên ngoài, cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra “kẻ có tóc”. Đó là những cơ sở có địa chỉ, có thương hiệu; trong khi lại bỏ qua những điểm kinh doanh không địa chỉ, bán hàng trôi nổi. Thực ra, vẫn còn có sự nhập nhằng trong việc quy trách nhiệm, như hàng hóa lưu thông ngoài thị trường là thuộc về trách nhiện của cơ quan công an, QLTT, nhưng hàng hóa liên quan đến thực phẩm thì trách nhiệm thuộc về ATTP… Thế nên cuối cùng, người tiêu dùng vẫn… lãnh đủ”.    

MỚI - NÓNG