Vẫn còn những bức xúc

Vẫn còn những bức xúc
TP - Đà Nẵng đoạt giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường ASEAN, nhưng thành phố này phải phấn đấu nhiều mới có thể đạt đến đẳng cấp của một thành phố xanh - sạch đúng nghĩa.
Âu thuyền Thọ Quang-một địa chỉ ô nhiễm nguồn nước giờ đã được giải quyết. Ảnh: Nam Cường
Âu thuyền Thọ Quang-một địa chỉ ô nhiễm nguồn nước giờ đã được giải quyết. Ảnh: Nam Cường.
 

Ông Nguyễn Điểu - GĐ Sở TN- MT Đà Nẵng, cho biết: Tại Hội nghị nhóm công tác ASEAN về thành phố bền vững môi trường lần thứ 9 được tổ chức tại Yangon (Myanmar) vào tháng 5-2011, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất bình chọn 10 thành phố đạt giải thưởng bền vững môi trường, trong đó có Đà Nẵng của Việt Nam và 6 thành phố tiềm năng để phát triển thành thành phố bền vững môi trường ASEAN. Giải thưởng này được bình chọn 2 năm một lần. Đây là vinh dự cho Đà Nẵng, là thành quả bước đầu trong chiến lược xây dựng “Thành phố môi trường” (2008 - 2020).

Danh hiệu này được lựa chọn trên tiêu chí nào, thưa ông ?

ASEAN lựa chọn theo 3 tiêu chí: Thành phố phải giải quyết được những việc cơ bản về ảnh hưởng của môi trường đất, môi trường không khí và môi trường nguồn nước. Đối với Đà Nẵng, môi trường đất về cơ bản đã được giải quyết khá tốt, đó là thu gom rác thải rắn tốt, đã lập được đài hỏa táng…;

Còn về môi trường không khí, Đà Nẵng được đánh giá là trong lành, điều này được Trạm quan trắc không khí tự động thông qua; còn môi trường nước, ai cũng biết người dân Đà Nẵng hầu hết đã được dùng nước sạch.

Ông Nguyễn Điểu - GĐ Sở TN- MT Đà Nẵng
Ông Nguyễn Điểu - GĐ Sở TN- MT Đà Nẵng .
 

Những tiêu chí trên được các thành viên ASEAN đánh giá qua kênh nào ?

Tất nhiên là phải qua rất nhiều khâu. Bộ TN-MT chủ trì nhiều cuộc họp lấy ý kiến bình chọn trước, có nhiều thành phố được đề cử. Theo tôi biết lần này có TP Huế cùng một vài thành phố khác. Sau đó, Đà Nẵng được đề cử, chúng tôi phải gửi những video clip về môi trường, về chất lượng sống… của Đà Nẵng cho ban tổ chức.

Ngoài ra, BTC còn đánh giá của khảo sát của khách du lịch, các doanh nghiệp nước ngoài đóng ở Đà Nẵng và cuối cùng là thành viên BTC đi khảo sát thực tế…

Theo ông, Đà Nẵng không có vấn đề gì với cả ba tiêu chí vừa nêu ?

Nói chung là tốt, nhưng cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, những tồn tại chưa khắc phục được. Cụ thể như môi trường đất, cần thêm đài hỏa táng, giảm địa táng để làm sạch đất. Rồi phải có nhà máy tái chế rác. Đây là vấn đề nan giải, bởi rác thải, đặc biệt rác thải rắn có nguy cơ gây hại rất lớn.

Chất thải rắn nguy hại của các cơ sở công nghiệp cũng chưa được thu gom và xử lý đúng yêu cầu. Mỗi năm, 21 bệnh viện ở tuyến quận huyện trở lên ở Đà Nẵng thải ra khoảng 1.659 tấn (chưa kể các cơ sở y tế nhỏ khác), trong đó có khoảng 16% chất thải nguy hại nhưng đến nay vẫn chưa được quản lý tốt. Chỉ có một lượng nhỏ xử lý bằng lò đốt.

Với môi trường nước, hiện nguồn nước thải từ các KCN chưa được thu gom tốt, chưa đồng bộ, như KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu…, chúng tôi cố gắng giải quyết cơ bản trong năm 2012 và triệt để vào 2015. Về môi trường không khí, các nhà máy thải khí độc vẫn chưa được xử lý mạnh tay, rồi những dự án triển khai làm bụi trên các tuyến đường khiến người dân bức xúc. Chúng tôi coi đây là những nhiệm vụ trọng tâm sẽ giải quyết trong thời gian tới.

Đà Nẵng hướng tới mục tiêu “Thành phố môi trường” nên được quan tâm đầu tư nhiều (6 ngàn tỷ đồng), bây giờ mới năm thứ 3 thực hiện, chưa thể đánh giá được điều gì, tuy nhiên, về cơ bản đã đi đúng hướng.

Nam Cường

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.