Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ

Xin chữ đầu năm là một nét đẹp đã có từ lâu. Xin chữ thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin may mắn, tài lộc trong năm mới. Hoài An, sinh viên năm thứ 3 Đại học Kinh tế Quốc dân phải xếp hàng 20 phút mới tới lượt xin chữ. 
Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 1 Đầu xuân, rất nhiều gia đình đến Văn Miếu (Đống Đa, Hà Nội) thắp hương cầu lộc tài, học hành và một điều không thể thiếu là xin chữ lấy may. Năm nay phố ông đồ đã chuyển hẳn vào trong hồ Văn đối diện với Văn Miếu - Quốc Tử Giám để không còn cảnh lộn xộn và mất mỹ quan xung quanh Văn Miếu.
Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 2

Tuy vậy, nhiều người vẫn muốn vào trong Văn Miếu để xin chữ mặc dù ở khu vực hồ Văn khá rộng rãi. Để xin chữ, người dân phải xếp hàng dài để chờ tới lượt mua giấy với giá 80.000 đồng.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 3

"Mùng 1 ở nhà mẹ cha, mùng 2 nhà vợ, mùng 3 nhà thầy", đây cũng là lý do khiến hôm nay đông người đi xin chữ ở phố ông đồ trong hồ Văn và Văn Miếu. "Năm nay lượng khách có ít hơn so với mọi năm. Nguyên nhân có thể do chuyển sang địa điểm mới, nhưng quả thật hồ Văn rất thích hợp để trở thành phố ông đồ vì có không gian đẹp và rộng rãi", ông đồ Nguyễn Văn Trọng, 65 tuổi ở Đội Cấn (Hà Nội) nói.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 4

Theo quan niệm của các thế hệ đi trước không phải ai biết chữ cũng có thể cho chữ được. Người cho chữ phải hiểu chữ và tâm nguyện, tính cách của người xin chữ; Đồng thời, phải có tầm kiến thức rộng, cốt cách được mọi người kính trọng.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 5

Ông đồ Nguyễn Sơn Giang thuộc câu lạc bộ thư pháp Quang Trung khá đông khách. Ông đồ này đã cho chữ ở Văn Miếu  được gần 10 năm.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 6

Ông đồ Nguyễn Đức Lợi, 61 tuổi bút danh Đăng Thành ở Gia Lâm, ngồi cho chữ ở Văn Miếu đã 8 năm nay. Tùy chất liệu và kích cỡ, mỗi bức thư pháp của ông  có giá từ 130 đến 150.000 đồng.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 7

"Đức nhân xử thế trường - Trung hiếu trì gia viễn" (Đức nhân xử thế lâu dài - Trung hiếu giữ nhà bền vững) là câu đối mà bác Trịnh Thị Hiển, 69 tuổi thuộc Câu lạc bộ thư pháp Hương Nam, thư pháp gia nữ hiếm hoi ở phố ông đồ đang viết cho khách.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 8

Bác Nguyễn Thế Anh, 90 tuổi, từng là giáo viên tiếng Nga của trường Đại học Ngoại Thương. Bác học thư pháp từ nhỏ và ngày càng đam mê, chuyên tâm hơn với bộ môn nghệ thuật trí tuệ này dù tuổi đã cao.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 9

Hoài An, sinh viên năm thứ 3 Đại học Kinh tế Quốc dân cũng phải xếp hàng 20 phút mới tới lượt xin chữ. Mọi năm, An xin chữ cho mình nhưng năm nay nữ sinh sinh năm 1994 quyết định xin chữ "Thọ" cho ông bà.

Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ ảnh 10

Đây là năm thứ 2, nhóm bạn Hạnh, Trà và Hoa đến Văn Miếu xin chữ.  Hạnh mong sức khỏe cho cha mẹ, Trà cầu mong hạnh phúc cho cả gia đình, còn Hoa mong ông bà mình sống lâu.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG