Vấn nạn giao thông làm nóng nghị trường

Vấn nạn giao thông làm nóng nghị trường
Hôm nay 29/10, hầu hết đại biểu nhất trí với báo cáo của Chính phủ. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về những vấn đề dân sinh xã hội, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là tai nạn giao thông.
Vấn nạn giao thông làm nóng nghị trường ảnh 1
Đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến. Ảnh : TTXVN.

Đại biểu Nguyễn Hữu Đồng (Nam Định) đề nghị Chính phủ phải làm rõ nguyên nhân tình trạng gia tăng TNGT; Chính phủ cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với giao thông nông thôn.

Về những giải pháp kiềm chế TNGT, đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) đề nghị Chính phủ tăng cường giáo dục các lực lượng tham gia quản lý về an toàn giao thông, kiểm tra giao thông và kiểm định các phương tiện tham gia giao thông.

Đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) lo lắng trước tình trạng ở nhiều nơi, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Mặc dù Chính phủ, các địa phương có nhiều biện pháp nhưng cử tri khẳng định là không có nhiều chuyển biến.

Cũng theo đại biểu Trần Tiến Cảnh, hiện có tình trạng một số xe ôtô của các cơ quan Nhà nước đã được thanh lý cho các tư nhân, doanh nghiệp nhưng vẫn sử dụng biển số cũ để đi lại, đại biểu Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) đề nghị các cơ quan có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp kiên quyết thu hồi và đổi biển số xe đảm bảo kỷ cương Nhà nước.

Đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các phương tiện tham gia giao thông khi qua các trạm thu phí sử dụng giấy tờ hết hạn, không hợp lệ, không đúng đối tượng, có đối tượng sử dụng cả giấy phí ngành công an mà tấm thẻ này chỉ áp dụng đối với ôtô của lực lượng công an.

Giải đáp thắc mắc của các đại biểu về những nguyên nhân và tình trạng TNGT, ùn tắc giao thông xảy ra phổ biến tại ở một số đô thị lớn, các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM trong thời gian qua, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia Hồ Nghĩa Dũng cho biết:

Vấn đề ùn tắc giao thông đã xảy ra trong nhiều năm, nhưng đặc biệt bùng phát từ tháng 9. Ở Hà Nội luôn luôn có khoảng 71 điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông. Ở TPHCM cũng có tới hơn 30 điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng kéo dài trong nhiều giờ.

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng nêu ra 4 nguyên nhân: Kết cấu hạ tầng giao thông của đô thị nhỏ, manh mún, không đáp ứng nổi nhu cầu tăng quá mức của phương tiện tham gia giao thông và của dân số ở các khu đô thị; Mức tăng dân số và phương tiện là quá nhanh; ý thức của người dân, của người tham gia giao thông cải thiện chậm; Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, trong đó có quản lý Nhà nước về vấn đề quy hoạch; Quy hoạch giao thông thiếu gắn kết với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị.

Về những giải pháp của Chính phủ trong thời gian tới nhằm kiềm chế, tiến tới đẩy lùi TNGT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cho biết sẽ: Bố trí lệch giờ ở các cơ quan và trường học; Tiếp tục chiến dịch tuyên truyền của các cơ quan báo, đài, các cơ quan đoàn thể, trong trường học...; Tăng vận tải hành khách công cộng lên từ 15 - 20%; thực hiện phân làn riêng cho xe 4 bánh và 2 bánh;

Tổ chức giao thông cho người đi bộ; Chấn chỉnh trật tự đô thị và lập lại trật tự hè đường; đẩy nhanh các công trình về giao thông ở trong nội đô cũng như các đường kết nối vốn được thi hành đang được thực hiện rất chậm chạp; Xử phạt nghiêm và phải thực hiện xử phạt qua phương tiện ghi hình và huy động các lực lượng công an xã, công an phường vào việc tham gia trật tự an toàn giao thông;

Nghiên cứu xây dựng những cơ chế đóng góp của chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển giao thông công cộng, qua đó có thể giảm phương tiện cá nhân.

Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, giải pháp lâu dài là phải thực hiện quy hoạch phát triển giao thông của 2 thành phố Hà Nội và TPHCM. Hiện, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông Thành phố Hồ Chí Minh và đang xem xét, phê duyệt quy hoạch giao thông của thành phố Hà Nội.

Theo TTXVN

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.