Vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội: Cán bộ ra đi, công trình ở lại?

Công trình vi phạm 8B Lê Trực vẫn đang tiếp tục phá dỡ giai đoạn 2
Công trình vi phạm 8B Lê Trực vẫn đang tiếp tục phá dỡ giai đoạn 2
TP - Tại phiên giải trình của HĐND thành phố Hà Nội mới đây, theo số liệu báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, liên quan tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, có 98 cán bộ thuộc lực lượng thanh tra xây dựng bị kỷ luật. Tuy nhiên, cán bộ bị kỷ luật nhiều nhưng công trình vi phạm vẫn “thi gan cùng tuế nguyệt”, không được xử lý dứt điểm.

Chưa xử lý xong đã phát sinh mới

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, Sở Xây dựng đã rà soát 2.518 dự án, có 232 dự án có vi phạm trật tự xây dựng. Trong số này, có 99 trường hợp xây dựng không phép; 85 trường hợp xây dựng sai phép; 31 trường hợp xây dựng sai quy hoạch, sai thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 17 trường hợp xây dựng công trình có tác động đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư. Kết quả, có 147 trường hợp vi phạm đã được xử lý, khắc phục; 85 trường hợp vi phạm đang trong quá trình xử lý. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn nhiều công trình xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp, đất rừng, đặc biệt là vườn quốc gia Ba Vì, rừng phòng hộ Sóc Sơn; nhiều công trình siêu mỏng, siêu méo...

Riêng nội dung thực hiện kết luận thanh tra, Hà Nội đang thực hiện 12 kết luận thanh tra về trật tự xây dựng gồm 1 kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ; 3 kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng; 7 kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố và 1 kết luận thanh tra của Sở Xây dựng. Có 25 công trình/dự án vi phạm trật tự xây dựng theo kết luận thanh tra. Đã xử lý xong 4 công trình/dự án. 21 công trình/dự án đang tiếp tục xử lý, trong đó có 10 công trình/dự án đang xem xét chuyển cơ quan cảnh sát điều tra.

Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu HĐND thành phố cũng đặt câu hỏi về nhiều công trình nhà dân vi phạm trật tự xây dựng, thậm chí chưa xử lý xong vi phạm cũ đã nảy sinh các vi phạm mới. Trong nội dung giải trình, có lãnh đạo phường đổ lỗi cho “địa bàn rộng”, khó quản lý... Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, do lực lượng thanh tra xây dựng chưa làm hết trách nhiệm, chứ nếu làm hết trách nhiệm thì không thể có vi phạm trật tự xây dựng xảy ra được vì “nhà dân xây dựng, sửa chữa, lực lượng thanh tra biết cả từng xe cát...”.

Tại phiên giải trình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong những năm qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra ở nhiều nhóm như các dự án, công trình do chủ đầu tư, các công ty thực hiện; vi phạm của các cá nhân, chủ thể, hộ gia đình; vi phạm trên đất nông nghiệp; phát sinh nhà siêu mỏng, siêu méo; xây dựng trên đất rừng... Ông Chung cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là ở cơ sở phát hiện không kịp thời và thậm chí có cả trường hợp bao che, làm ngơ, để vi phạm, dẫn đến công trình vi phạm xây xong, thậm chí quy mô lớn mới được phát hiện. Chủ tịch UBND thành phố cũng cho rằng, trong 3 năm qua, dù đã tích cực phòng ngừa, ngăn chặn, nhưng vẫn có các công trình mới phát sinh, thậm chí có công trình vi phạm nghiêm trọng. “Chúng tôi xác định trách nhiệm để xảy ra trên địa bàn thì có trách nhiệm của chính quyền các cấp và có trách nhiệm của UBND thành phố và trách nhiệm Chủ tịch UBND thành phố”, ông Chung nói.

Mạnh tay hơn

Liên quan đến tổ chức rà soát lại toàn bộ vi phạm đến thời điểm tháng 6/2018, thành phố đã yêu cầu từng đơn vị phường xã tiến hành rà soát ngay, đến nay, còn gần 1.000 công trình vi phạm từ thời kỳ trước. Để khắc phục những vi phạm này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh nhiều giải pháp. Cụ thể, thành phố tiếp tục rà soát lại toàn bộ các nội dung kết luận đã được Thanh tra các cấp chỉ ra. Hiện, còn hơn 2.200 nội dung đã được Thanh tra các cấp kết luận cần phải xử lý. Tiếp tục đôn đốc Thanh tra thành phố thực hiện các nội dung chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ về vi phạm trên đất rừng ở huyện Sóc Sơn. Thành phố có chỉ đạo sớm để huyện Sóc Sơn và các sở, ngành liên quan vào cuộc xử lý dứt điểm.

Về các công trình do chủ doanh nghiệp vi phạm, trong những năm qua, thành phố đã rất kiên quyết, yêu cầu chủ doanh nghiệp phải khắc phục mới tiếp tục cấp phép hoặc cho chủ trương đầu tư các dự án mới. Đối với những công trình vi phạm qua nhiều thời kỳ khác nhau, như trên tuyến mương Phan Kế Bính, thành phố đã chỉ đạo quận Ba Đình xử lý dứt điểm.

Tuy nhiên, vẫn còn 2 công trình tồn tại, khi hết thời hạn hợp đồng thì sẽ chấm dứt và cưỡng chế giải tỏa. Tương tự tại mương Nguyễn Khánh Toàn cũng thực hiện như vậy. Liên quan đến những công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt nhưng vi phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, một phần do buông lỏng quản lý từ cấp cơ sở, thực trạng có cả những vi phạm có dấu hiệu làm giả giấy tờ, làm sổ đỏ hợp pháp hóa. Quan điểm của Thành phố là giao cơ quan điều tra làm rõ, xử lý nghiêm nếu có sai phạm. 

Đối với 132 công trình “siêu mỏng, siêu méo” còn tồn tại, ông Chung cho biết, trước đây luật pháp quy định cho đàm phán hợp thửa, hợp khối nên chưa được xử lý dứt điểm. Còn đối với những tuyến đường mới thì thống nhất quan điểm, nếu không đủ diện tích sẽ bồi thường để làm diện tích trồng cây, trồng hoa hoặc công trình công cộng. Một trong những biện pháp mạnh tay để hạn chế tình trạng vi phạm xây dựng là ngoài việc xem xét không cấp chủ trương đầu tư mới cho các đơn vị chủ đầu tư, dự án vi phạm, ông Chung cho biết, sẽ đề xuất phạt, rút giấy phép cả các đơn vị thi công công trình vi phạm, không tuân thủ biện pháp xử lý của chính quyền...

Tại phiên giải trình, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong những năm qua, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng diễn ra ở nhiều nhóm như các dự án, công trình do chủ đầu tư, các công ty thực hiện; vi phạm của các cá nhân, chủ thể, hộ gia đình; vi phạm trên đất nông nghiệp; phát sinh nhà siêu mỏng, siêu méo; xây dựng trên đất rừng... Ông Chung cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là ở cơ sở phát hiện không kịp thời và thậm chí có cả trường hợp bao che, làm ngơ, để vi phạm, dẫn đến công trình vi phạm xây xong, thậm chí quy mô lớn mới được phát hiện.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.