Chất vấn tại HĐND Hà Nội:

Vi phạm xây dựng, nguyên nhân nào để lọt?

Tòa nhà sai phạm về xây dựng 8B Lê Trực (Hà Nội). Ảnh: Như Ý.
Tòa nhà sai phạm về xây dựng 8B Lê Trực (Hà Nội). Ảnh: Như Ý.
TP - Vẫn xảy ra tình trạng sai phạm xây dựng tại các tòa nhà cao tầng, các khu đô thị đặt ra làm nóng phiên chất vấn của HĐND thành phố Hà Nội ngày 3/12.

Tại phiên chất vấn trực tiếp đối với lãnh đạo UBND thành phố và các sở, ngành liên quan về nhóm vấn đề quản lý đô thị, trật tự xây dựng nhà ở, đất đai nhiều câu hỏi của các đại biểu đã đề cập những sai phạm trong quản lý đô thị cũng như trách nhiệm của các sở, ngành. Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nêu chất vấn tới Giám đốc Sở TN&MT về việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung với các dự án phải điều chỉnh quy hoạch, nâng tầng? Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông cho biết, thời gian qua có một số dự án sau khi được giao đất thì có nhu cầu điều chỉnh quy hoạch, hướng đầu tư dự án, nên các chủ đầu tư đã xin điều chỉnh về nâng tầng, công năng sử dụng... Cụ thể hiện có 35 dự án đã được điều chỉnh và thành phố đã tính tiền sử dụng đất của 10 dự án có quy mô 64ha với số tiền hơn 1.140 tỷ đồng.

Trước câu hỏi của đại biểu Bùi Đức Hiếu, về những sai phạm trong trật tự xây dựng kéo dài nhiều năm nay tại Công viên Tuổi trẻ gây bức xúc dư luận, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, đối với Công viên Tuổi Trẻ hiện đã rà soát tổng thể. Trong đó yêu cầu trước 31/12/2015 hết hợp đồng với ba bãi xe cho thuê lâu nay để làm diện tích vườn hoa, thảm cỏ cho người dân. “Chúng tôi đã dọn dẹp các công trình bị chiếm hữu từ Đông sang Tây. Còn 9 điểm với UBND quận Hai Bà Trưng, chúng tôi rà soát với sân tennis, nhà hầm, sân bóng đá mini để thực hiện phương án cưỡng chế…”, ông Dục cho biết.

Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc “Hai năm nay Hà Nội triển khai “Năm trật tự và văn minh đô thị”, tỷ lệ kiểm tra sai phạm rất cao, kỷ cương đô thị rất tốt, nhưng vừa qua tình trạng sai phạm tại tòa nhà cao tầng, các khu đô thị. Vậy nguyên nhân nào chúng ta để lọt mà không ngăn chặn được tình trạng như thế này ngay từ đầu? Ngay từ khi chủ đầu tư vi phạm, chúng ta không cấp phép cho xây dựng, cơ chế phối hợp như thế nào?”. Ông Nam cũng cho rằng, đang có kẽ hở trong cơ chế phối hợp, kiểm tra sai phạm tại các dự án. Vậy vướng cơ chế ở đâu khiến các ngành chức năng không thể ngăn chặn ngay từ đầu? Giải pháp của thành phố tới đây để có thể kiểm soát ngay từ khi chủ đầu tư có vi phạm?

Cán bộ thiếu trách nhiệm

Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc cho rằng, về những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thi công các dự án khu đô thị, nhà cao tầng, trước tiên có nguyên nhân là do thái độ chấp hành pháp luật không được tốt của chủ đầu tư. Bên cạnh đó, việc giám sát của các cơ quan chức năng, cán bộ, công chức cũng chưa hết trách nhiệm, chưa đến nơi đến chốn. Theo ông Hùng việc quản lý, chính sách cũng còn bất cập. Trước kia, có lực lượng quản lý trật tự xây dựng hoạt động 24/24h trên toàn địa bàn, nhưng khi Luật Thanh tra sửa đổi thì lực lượng thanh tra giờ chỉ còn ở cấp thành phố, các quận, huyện mất đi lực lượng trực tiếp. Nên khi hoạt động theo mô hình hợp quản, năng lực hoạt động của thanh tra xây dựng yếu hẳn đi, việc quản lý trực tiếp 24/24h có vấn đề.

Về mặt chính sách trong xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho rằng, Sở rất muốn xử nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng nhưng các quy định mới của Chính phủ lại cho phép các sai phạm không ảnh hưởng đến quy hoạch thì vẫn cho tồn tại. Quy định này không phù hợp với đặc điểm của Hà Nội. Ngoài ra, việc quản lý các công trình trên địa bàn giữa Trung ương và Hà Nội cũng có vấn đề. Đề cập giải pháp thời gian tới lãnh đạo Sở Xây dựng cho rằng phải làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật, tăng cường củng cố bộ máy quản lý, nhất là lực lượng thanh tra xây dựng, quản lý trật tự đô thị để lực lượng này mạnh về chuyên môn, nhiệt tình với công việc. Thực hiện giám sát của các cấp, các ngành, xử lý cá nhân. Tăng cường sử dụng toàn bộ những kết quả của vấn đề giám sát cộng đồng, giám sát xã hội để bộ máy sớm có thông tin, không để sai phạm xảy ra quá mức và không thể xử lý.

Kết luận phần chất vấn vấn đề quản lý đô thị, đất đai, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, qua hai năm thực hiện “Năm trật tự văn minh đô thị”, bộ mặt Thủ đô đã được cải thiện. Tuy nhiên, vi phạm trật tự xây dựng đô thị vẫn đang diễn ra và cần những giải pháp mạnh hơn, còn hơn 400 công trình vi phạm đang cần xử lý. Nguyên nhân để xảy ra những sai phạm này là do sự chủ động trong phát hiện của các cơ quan chức năng chưa đạt yêu cầu. Chủ tịch HĐND thành phố đề nghị tăng cường thanh tra công vụ đối với các cán bộ làm nhiệm vụ trong lĩnh vực này, nhất là những nơi để sự việc phức tạp xảy ra.

Về mặt chính sách trong xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho rằng, Sở rất muốn xử nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng nhưng các quy định mới của Chính phủ lại cho phép các sai phạm không ảnh hưởng đến quy hoạch thì vẫn cho tồn tại. Quy định này không phù hợp với đặc điểm của Hà Nội. Ngoài ra, việc quản lý các công trình trên địa bàn giữa Trung ương và Hà Nội cũng có vấn đề.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.