Vì sao Hà Nội mất tới 700 tỷ đồng/năm cho thuỷ lợi?

Vì sao Hà Nội mất tới 700 tỷ đồng/năm cho thuỷ lợi?
TPO - Chi phí đặt hàng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn TP Hà Nội năm 2014 lên tới trên 700 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với các tỉnh xung quanh có diện tích đất nông nghiệp tương ứng. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, vì đặc thù nên rất khó giảm được chi phí này.

Lý giải việc 3.700 cán bộ, công nhân viên của 5 Công ty thuỷ lợi Hà Nội bị chậm lương, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: Theo UBND TP Hà Nội, chi phí đặt hàng dịch vụ thủy lợi trên địa bàn TP Hà Nội năm 2014 lên tới trên 700 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với các tỉnh xung quanh Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp tương ứng. Do đó, năm 2016, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào kiểm toán chi tiêu với 5 Cty thủy nông trên địa bàn TP năm 2015. Kiểm toán phát hiện ra một số điểm bất thường.

Sau khi có kết quả kiểm toán năm 2015, UBND TP Hà Nội đã giảm trừ cấp phát chi phí đặt hàng năm 2015 tổng cộng khoảng 100 tỷ đồng với các Cty thủy nông. Trong năm 2016, UBND TP Hà Nội chỉ có quyết định tạm thời đặt hàng năm 2016 bằng với mức chi phí cấp bù miễn, giảm thủy lợi phí (bằng 40% giá trị đặt hàng so với năm 2014), dẫn đến việc công nhân bị “treo” lương (chỉ được tạm ứng).

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, con số thống kê của kiểm toán không đúng. Bởi có những diện tích đất nông nghiệp bà con gieo cấy hai vụ lúa và vụ đông (sản xuất rau, màu), Cty phải phục vụ tưới, tiêu đầy đủ.

Tuy nhiên, cán bộ kiểm toán chỉ thống kê diện tích phục vụ tưới, tiêu cho hai vụ lúa (diện tích phục vụ tưới, tiêu cây vụ đông không được tính), dẫn đến kết quả kiểm toán chưa tính đủ hao phí về máy móc, điện và công lao động của các Cty.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết thêm: Mức giá trần dịch vụ thủy lợi được quy định tại Thông tư 280 của Bộ Tài chính chưa xem xét kỹ đến các điều kiện đặc thù của từng vùng miền. Bởi địa hình Hà Nội rất phức tạp (bao gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng), diện tích tưới, tiêu bằng động lực cực lớn.

Có nơi phải bơm 4 cấp (ứng với mỗi cấp là 1 trạm bơm) mới đưa nước vào ruộng được. Bên cạnh đó, các công trình thủy nông còn tiêu cho diện tích thổ cư, khu công nghiệp, thậm chí tiêu cả cho khu vực nội thành với hệ số tiêu cực lớn.

Điều này khiến chi phí duy trì, vận hành công trình sẽ cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chi phí dịch vụ thủy lợi của các tỉnh đồng bằng.

Mới đây, Bộ Tài chính ra Thông tư 280/2016/TT-BTC quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. Nếu chiếu mức giá trần dịch vụ thủy lợi như Thông tư trên, thì giá trị đặt hàng tối đa của TP Hà Nội chỉ khoảng 330 tỷ đồng (thấp hơn so với giá trị đặt hàng theo đơn giá của TP 220 tỷ đồng)
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.