Vì sao lãnh đạo Bắc Trà My không muốn tiếp thêm đoàn công tác?

Vì sao lãnh đạo Bắc Trà My không muốn tiếp thêm đoàn công tác?
TP - Ngày 20-11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp nghe báo cáo các vấn đề liên quan đến tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo các huyện miền núi bức xúc trước tình trạng thiếu đất sản xuất cho người dân các khu tái định cư (TĐC) thủy điện. Còn lãnh đạo huyện Bắc Trà My khẳng định: Từ nay, các đoàn đến Bắc Trà My huyện sẽ không tiếp đón nữa, vì không giải quyết được vấn đề gì !

> Lại rung chấn liên tiếp tại Bắc Trà My
> Thủy điện Sông Tranh 2: 5.100 tỉ đồng và 40.000 sinh mạng

* Toàn bộ dân tái định cư thủy điện Sông Tranh 2 có nguy cơ trở thành hộ nghèo

Xe cộ các đoàn rộn ràng đến Bắc Trà My sau mỗi lần động đất, nhưng vẫn không giải quyết được gì?!
Xe cộ các đoàn rộn ràng đến Bắc Trà My sau mỗi lần động đất, nhưng vẫn không giải quyết được gì?!.

Hiện nay hầu hết những hộ dân TĐC thủy điện trên địa bàn Quảng Nam không có đất sản xuất, nhiều hộ dân ở các khu TĐC thủy điện ở các huyện Đông Giang, Bắc Trà My… bỏ đi ở nơi khác hoặc vào rừng đốt nương làm rẫy; cơ sở hạ tầng nhiều công trình xuống cấp nhanh chóng, nguy cơ sạt lở cao đã ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Tại thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My), nhà cửa TĐC xuống cấp hư hỏng, công trình cấp nước khu TĐC không sử dụng được, người dân bỏ hoang nhà cửa hàng loạt.

Các điểm TĐC của thủy điện A Vương có nguy cơ sạt lở đất cao. Đặc biệt các công trình nhà ở do chủ đầu tư xây dựng chưa phù hợp với tập quán của người dân bản địa, không tính đến mức chịu động đất. Tỉ lệ hộ nghèo hầu hết các khu TĐC đều còn rất cao.

 Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh. Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn!

Các dự án thủy điện tại Quảng Nam đã lấy hết hơn 5.700 ha đất, trong đó đất nông nghiệp là 2.000 ha, ảnh hưởng đến 3.519 hộ dân.

Thế nhưng hầu hết trong các phương án quy hoạch bố trí TĐC, giải pháp dự phòng đất thổ cư, đất sản xuất không được đề cập đến.

Việc khai hoang ruộng lúa nước để cấp cho dân rất hạn chế. Đất sản xuất hiện nay chủ yếu là nương rẫy nhưng chỉ bằng khoảng 1/4 so với diện tích cũ.

Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, bức xúc: “Tái định cư nhưng không có đất sản xuất, 100% hộ các khu TĐC có nguy cơ trở thành hộ nghèo”.

Đáng lo ngại tại huyện Bắc Trà My nơi có công trình thủy điện Sông Tranh 2 gây động đất, ông Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: Tại các khu TĐC có 38 hộ bỏ đi nơi khác mà nguyên nhân chính là thiếu đất sản xuất và động đất. Đặc biệt động đất khiến người dân rất hoang mang.

Động đất cùng với thiếu đất sản xuất dẫn đến nguy cơ thiếu ăn. Tại sao xây dựng thủy điện chỉ tính đến việc chịu đựng động đất của đập, còn các công trình của dân, địa phương lại không được tính toán, chết dân ai chịu trách nhiệm ? Hiện tại công tác an dân đang là vấn đề vô cùng khó khăn cho địa phương này.

Ngày 20-11, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn số 4435/UBND-KTN đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam bố trí nguồn kinh phí 2,532 tỷ đồng để cho huyện Bắc Trà My thực hiện hỗ trợ khắc phục nhà ở, công trình bị hư hỏng do động đất gây ra trong thời gian qua. Được biết, tính đến ngày 6-11, đã có 856 nhà ở của nhân dân và 8 công trình công cộng trên địa bàn huyện bị hư hỏng do ảnh hưởng của động đất.

Bức xúc trước việc động đất mạnh và liên tục, ông Tuấn khẳng định “Hôm nay, huyện nêu quan điểm khẳng định nếu các sở ban ngành của tỉnh lên khảo sát, kiểm tra tình hình của người dân thì huyện sẽ tiếp, còn các đoàn của Bộ, ngành T.Ư vào huyện sẽ không tiếp nữa.

Thời gian qua, mỗi lần động đất mạnh thì các đoàn này, đoàn nọ vào nhưng chẳng giải quyết được vấn đề gì, động đất thì càng ngày càng mạnh.

Từ nay, thời gian đó huyện sẽ dành giải quyết công việc của địa phương thay vì tiếp đón các đoàn” !

Các địa phương cho rằng, cần phải có nhiều chính sách như hỗ trợ người dân khai hoang để có đất sản xuất, kiến nghị Chính phủ cần quy định cơ chế chia sẻ lợi ích trong lợi nhuận khi khai thác các công trình thủy điện cho địa phương, để có quỹ đầu tư cho các công trình xuống cấp, hư hỏng…

Ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Sẽ chỉ đạo Sở NN&PTNT từ đây đến cuối năm phải có báo cáo phân loại các loại đất rừng để tính đến việc cấp đất, giao đất, giao rừng cho dân vùng TĐC; lập phương án về phát triển diện tích lúa nước gắn với công trình thủy lợi.

Lâu dài, phải có cơ chế khuyến khích trồng cây cao su để bà con có thu nhập ổn định cuộc sống. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho người dân và nhanh chóng tập trung sửa chữa các công trình, nhà dân hư hỏng tại các khu TĐC.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG