Viện trưởng Viện huyết học nói về vụ 7 người tử vong ở Hòa Bình

GS. Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Như Ý
GS. Nguyễn Anh Trí. Ảnh: Như Ý
TPO - “Sự cố y khoa ở Hòa Bình là có thật, nhưng chúng ta không nên hoang mang, các cán bộ y tế càng không nên. Tôi cũng mong dư luận, cộng đồng hiểu về vấn đề đó, cần phải hết sức bình tĩnh trước sự việc này”, GS. Nguyễn Anh Trí, ĐBQH, Viện trưởng Viện huyết học truyền máu Trung ương trao đổi với PV bên lề kỳ họp ngày 30/5.

Sự việc ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình xảy ra sự cố y khoa hết sức nghiêm trọng, làm 7 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong trong số 18 người chạy thận đang nhận được sự quan tâm lớn của người dân và dư luận.

Về vấn đề này, GS. Nguyễn Anh Trí cho biết, là người làm chuyên môn và có sự gắn bó với bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, ông đã được các đồng nghiệp ở tỉnh Hoà Bình gọi điện, xin tư vấn về mặt chuyên môn. Qua đó ông được nghe phản ánh và nhận thêm một số thông tin.

“Là một cán bộ y tế, tôi phải khẳng định, đây là một nỗi đau, sự cố y khoa rất nghiêm trọng và rất đáng phải được rút kinh nghiệm. Tôi xin được chia sẻ với nỗi đau, mất mát của người dân, sự đau đớn của cán bộ y tế bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình”, ông Trí bày tỏ.

Đi sâu hơn về mặt chuyên môn, nghe phản ánh qua điện thoại, theo ông Trí, để có kết luận chính thức chúng ta cần có điều tra khảo sát kỹ lưỡng hơn vì nếu nói sớm quá có thể không đúng, thậm chí còn gây ra sự xáo trộn trong dư luận.

“Nhưng tôi nghĩ khả năng bị sốc, liên quan đến cái gì đó, có thể là nước, thuốc mà nhiều người trong lúc chạy thận đều sử dụng chứ không phải là đơn lẻ”, ông Trí nhìn nhận.

Một vấn đề khác, theo ông Trí, trước sự cố này bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, y tế tỉnh Hoà Bình, Bộ Y tế đã rất quan tâm. Từ tối qua họ đã làm tất cả mọi việc để cứu sống những người còn lại trong số 18 người, kịp thời mời những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sốc phản vệ, chống độc tại trung tâm lớn nhất ở Bệnh viện Bạch Mai, lên đấy để cùng hỗ trợ xử lý. Điều này góp phần hạn chế tối đa thiệt hại của tai biến y khoa này...

“Với con mắt y khoa, tôi cảm thấy việc xử lý đến thời điểm này rất hợp lý”, GS Trí bày tỏ. Ông cũng nhìn nhận, đây là sự cố y khoa gần như lần đầu tiên gặp trong chạy thận nhân tạo ở Việt Nam.

“Sốc phản vệ thì không ai nói trước được cả, thậm chí tiêm vitamin C, truyền máu cũng có thể bị sốc phản vệ, tử vong. Nhưng sự cố cả 18 người đều bị ảnh hưởng và tử vong tức khắc 6 người, như vậy rất cần thiết phải rút kinh nghiệm”, GS. Trí nhìn nhận.

Theo ông Trí, trước mắt cần tập trung cứu chữa những người còn lại; tiếp tục giải quyết những người bị suy thận cần chạy thận nhân tạo, sự chia sẻ của bệnh viện lân cận cũng như bệnh viện tuyến trung ương.

GS. Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng, cơ sở ở Hòa Bình nên tạm thời dừng hoạt động để vừa rút kinh nghiệm, vừa rà soát lại hoạt động, trang thiết bị, đường dẫn, nước, thuốc men từ đó có bằng chứng rút kinh nghiệm tốt hơn. 

“Có thể nói sự cố y khoa là rất đau lòng nhưng đây cũng là việc thường xuyên xảy ra trong lúc hành nghề. Bất cứ quốc gia nào cũng thế... Sự cố y khoa ở Hòa Bình là có thật, nhưng chúng ta không nên hoang mang, các cán bộ y tế càng không nên.

Tôi cũng mong dư luận, cộng đồng hiểu về vấn đề đó, cần phải hết sức bình tĩnh trước sự việc này”, GS Trí nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, cần sớm tìm ra và công bố nguyên nhân về sự việc này.

“Tôi cam đoan không có bác sĩ, nhóm bác sĩ nào trong quá trình hành nghề lại mong muốn bệnh nhân tử vong nên cần sớm phải công bố để rút kinh nghiệm, xử lý”, GS. Trí cho hay.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.