Việt Nam cần từ chối dự án FDI gây ô nhiễm

Việt Nam cần từ chối dự án FDI gây ô nhiễm
TP - Có một thực tế là ở Việt Nam hiện nay, khi một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, công chúng mới chỉ biết phản ảnh trên báo chí hay làm đơn tố giác với cơ quan hữu trách chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện tại tòa án.
Việt Nam cần từ chối dự án FDI gây ô nhiễm ảnh 1
Cty Vedan được coi là đại diện cho hình ảnh xấu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Điều này cho thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vẫn là một khái niệm xa lạ.

Vấn đề này trở thành chủ đề được tranh luận sôi nổi tại Diễn đàn Doanh nghiệp Đông Á về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, diễn ra ngày 8/10  tại Hà Nội.

“Tấm gương đen” Vedan

Sự việc Cty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại diễn đàn. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường. 

“Không chỉ có Vedan, thống kê hiện nay trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạm các quy định về môi trường. Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, Khánh Hoà, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy....” - Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết.

Trước thực trạng ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị phát hiện đang ngấm ngầm phá hủy môi trường mà gần đây nhất, sau Vedan, là Cty Miwon, gây bất bình trong dư luận, đại diện các doanh nghiệp, các bộ ngành và hơn 100 đại biểu từ 16 nước trên thế giới tham gia diễn đàn bày tỏ quan điểm: Việt Nam phải từ chối những dự án FDI gây ô nhiễm môi trường nặng, cần loại bỏ những dự án chỉ muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên vì không gì tai hại và thiệt thòi cho nền kinh tế và cả cho các thế hệ mai sau bằng việc xúc tài nguyên đi bán thô với giá rẻ.

Việt Nam cần thận trọng khi cấp giấy phép cho những dự án gây ô nhiễm môi trường như sân golf, các nhà máy đóng tàu, nhà máy giấy, xi măng, thép, v.v…., sử dụng công nghệ lạc hậu.

Đặc biệt, là thành viên của WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các quy tắc kinh doanh có trách nhiệm với xã hội, tương tự như các doanh nghiệp trên thế giới.

Ông Jung Gun Young, Trưởng đại diện văn phòng Tổng Cty Môi trường Hàn Quốc (ENVICO), cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở các hoạt động xã hội từ thiện, quyên góp mà còn bao gồm các hoạt động vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp, trong đó có các hoạt động liên quan đến quản lý môi trường.

“Các giá trị trách nhiệm xã hội ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giá trị của doanh nghiệp. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là con đường tích cực, hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, bảo vệ và dung hoà quyền lợi của các bên liên quan, bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững” - Ông Jung Gun Young nhấn mạnh.

Sản xuất sạch hơn, bền vững hơn

Việt Nam cần có thêm những chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt là những chính sách cụ thể để phát triển sản xuất sạch hơn – đại diện nhiều ngành và doanh nghiệp cho ý kiến tại diễn đàn.

Hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia còn khiêm tốn như vậy bởi Việt Nam hiện chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn. Còn nhiều trường hợp ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền để áp dụng sản xuất sạch hơn vì quan niệm đó là nhiệm vụ môi trường và phải được chi từ ngân sách nhà nước...

Bởi vậy, có tình trạng có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt hành chính với số tiền quá nhỏ.

“Về mặt chính sách vĩ mô, một khi các doanh nghiệp còn chưa nhận thức được rằng phát triển bền vững chính là phương thức tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất thì những biện pháp xử lý nghiêm minh, chế tài bằng pháp luật của chính quyền đối với đối tượng sai phạm là rất cần thiết” - ông Somkiat Anaras, Phó Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Thái Lan nêu ý kiến. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.