Việt Nam có mức bình đẳng giới cao thứ 11 thế giới

Việt Nam có mức bình đẳng giới cao thứ 11 thế giới
TPO - Theo Báo cáo Phát triển con người hàng năm do UNDP công bố sáng nay, 10/11, VN xếp thứ 109 trong số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về Chỉ số Phát triển con người (HDI) ở mức 0,709.
Việt Nam có mức bình đẳng giới cao thứ 11 thế giới ảnh 1
May hàng xuất khẩu tại Công ty May Sài Gòn 2 (Ảnh: H.Thúy)

Về tuổi thọ trung bình, Việt Nam xếp thứ 83 trên thế giới với mức trung bình là 70,8, kém 11,4 tuổi so với nước dẫn đầu về tuổi thọ trung bình trên thế giới là Nhật Bản với 82,2 tuổi.

Tỷ lệ biết chữ ở người lớn đạt khá cao với 90,3% người biết chữ (xếp thứ 56 thế giới). Tuy nhiên xét về tỷ lệ nhập học tổng hợp ở các cấp tiểu học, trung học và đại học thì Việt Nam chỉ đạt 62,8% (xếp hạng 123).

Bản báo cáo cho thấy Việt Nam nằm trong nhóm nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình cùng với Trung Quốc và Nga.

Báo cáo cũng cho thấy HDI của VN đã liên tục tăng trong gần hai thập kỷ qua kể từ năm 1990, từ 0,618 điểm năm 1990 lên 0,661 điểm năm 1995, lên 0,696 điểm năm 2000 và 0,709 điểm năm 2004, căn cứ theo cách tính của Liên Hợp Quốc.

Ông John Hendra, Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết việc chỉ số HDI hiện còn cao hơn cả một số nước có nền kinh tế phát triển, giàu hơn như: Ai Cập, Algeri, Nam Phi.... “Tôi tin rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ giúp đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế, giúp cải thiện đời sống của người dân”- Ông Hendra nhấn mạnh.

Chỉ số nghèo tổng hợp (HPI-1) đo mức độ nghèo nghiêm trọng về sức khoẻ thông qua tỷ lệ người dân có khả năng không sống qua tuổi 40. Mức độ nghèo về giáo dục được đo bằng tỷ lệ mù chữ ở người lớn.

Còn mức sống tốt thì được đo bằng tỷ lệ trung bình người dân không có khả năng tiếp cận với nguồn nước được cải thiện về chất lượng và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân so với tiêu chuẩn quy định theo lứa tuổi. 

Báo cáo cũng cho thấy, chỉ số nghèo tổng hợp (HPI-1) của Việt Nam là 15,7, xếp thứ 33 trong 102 nước đang phát triển được xếp hạng về chỉ số này. Chỉ số này của Việt Nam nếu xếp theo khu vực thì thua Philippine (xếp thứ 31) 0,4 điểm nhưng lại cao hơn so với một số quốc gia giàu có khác như Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (xếp thứ 34 với 15,9 điểm) hay như Iran (xếp thứ 35 với 16,4 điểm).

Ông John Hendra cũng đánh giá cao mức độ bình đẳng giới tại Việt Nam. Theo ông Hendra, nếu xét trên cả hai giá trị HDI và GDI thì Việt Nam được xếp thứ 11 trên thế giới và cao hơn nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới là Anh một bậc.

Cũng theo đánh giá của UNDP, mức chênh lệc về GDP và sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực cũng như các nước trong nhóm đang phát triển khác khá lớn.

Điều này thể hiện ở việc GDP của Việt Nam mới đạt ở mức 640 USD với PPP ở mức 2.745 USD, chưa bằng 1/2 mức bình quân của Algeri (với PPP gần 7.000 USD) và còn cách xa so với một số nước trước khu vực như Trung Quốc, Thái Lan...

Thống kê cũng cho thấy những khoảng cách rất lớn về phúc lợi và cơ hội trong cuộc sống tại các nước trên thế giới. Kể từ giữa những năm 1970 đến nay, giá trị HDI của hầu hết các khu vực trên thế giới liên tục gia tăng. Đông Á và Nam Á đã đẩy nhanh tốc độ cải thiện HDI kể từ năm 1990.

Trung Âu, Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), sau khi bị suy giảm ghê gớm vào nửa đầu thập kỷ 90, cũng đã khôi phục lại mức HDI như trước thời điểm đó. Trường hợp ngoại lệ đáng lưu ý là khu vực Cận Sahara của châu Phi.

Từ năm 1990 đến nay, khu vực này vẫn trong tình trạng trì trệ, một phần vì sự suy thoái về kinh tế, nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng nặng nề của HIV/AIDS đối với tuổi thọ của người dân.   

Theo đại diện của UNDP, việc công bố Chỉ số Phát triển con người (HDI) hàng năm không chỉ phản ánh GDP mà còn cho thấy một số yếu tố phát triển con người như: Mức sống khoẻ và sống lâu (đo bằng tuổi thọ), được học hành (đo bằng tỷ lệ biết chữ ở người lớn và tỷ lệ nhập học ở các cấp tiểu học, trung học và ĐH) và mức sống tốt (thể hiện qua sức mua ngang bằng (PPP) và mức thu nhập) của từng nước.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.