Việt Nam tăng 4 bậc chỉ số phát triển con người

Việt Nam tăng 4 bậc chỉ số phát triển con người
Theo báo cáo về tình hình phát triển con người năm 2007-2008 do LHQ công bố ngày  hôm nay, 27/11, Việt Nam đã tăng 4 bậc so với năm ngoái, từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng.

>> Biến đổi khí hậu ở VN: Hiểm họa ngày càng rõ

Việt Nam tăng 4 bậc chỉ số phát triển con người ảnh 1
Một số tiêu chí về giáo dục, VN đạt tương đương chỉ số của một số nước thuộc nhóm phát triển cao. Trong ảnh : Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh dự Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập trường Đồng Khánh - Trưng Vương (Hà Nội). Ảnh : TTXVN

Việt Nam nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở hạng trung bình, xếp sau Thái Lan (đứng thứ 78), Trung Quốc (đứng thứ 81), Phillippines (90) và Xri Lanca (99) trong khi Indonesia đứng thứ 107, Lào (130), Cam-pu-chia (131).

Trong nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, dẫn đầu là Ai-xơ-len và Na-uy ( năm ngoái Na-uy dẫn đầu), Mỹ đứng thứ 12, Cu-ba đứng thứ 51, Malaysia (63). Có 21 nước bị xếp trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người thấp, tất cả đều thuộc châu Phi.

Kể từ khi có bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người đến nay, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng liên tục, từ 0,590 năm 1985 lên 0,620 năm 1990; 0,672 năm 1995; 0,711 năm 2000 và 0,733 năm 2005, trong đó có một số tiêu chí về giáo dục đạt tương đương chỉ số của một số nước thuộc nhóm phát triển cao.

Báo cáo về tình hình phát triển con người năm 2007-2008 có chủ đề: "Chống lại tình trạng biến đổi khí hậu: Tình đoàn kết của nhân loại trong một thế giới bị chia rẽ", là công trình nghiên cứu hàng năm được tiến hành hết sức công phu bắt đầu từ 1990 của các cơ quan Liên hợp quốc dưới sự chủ trì của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nhằm đánh giá tình hình phát triển con người trên phạm vi thế giới cũng như tại từng nước.

Đây là công trình nghiên cứu hàng năm được tiến hành hết sức công phu bắt đầu từ 1990 của các cơ quan LHQ dưới sự chủ trì của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) nhằm đánh giá tình hình phát triển con người trên phạm vi thế giới cũng như tại từng nước, dựa theo các tiêu chí cơ bản như: Giá trị chỉ số phát triển con người, tuổi thọ, tỉ lệ người lớn biết chữ, giáo dục tiểu học và trung học, thu nhập GDP tính theo đầu người...

Biến đổi khí hậu đang đe doạ lớn tới con người

30 nước thải ra nhiều CO2 nhất

Báo cáo cũng chỉ ra 30 nước thải ra nhiều CO2, loại khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, trong đó đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản.

Báo cáo đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong việc cắt giảm CO2, và đưa vấn đề đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu vào khuôn khổ chương trình hành động nghị định thư Ki-ô-tô sau năm 2012 và chương trình đối tác quốc tế nhằm giảm bớt đói nghèo.

Điểm nối bật nhất và cũng là trọng tâm trong báo cáo năm nay là thông điệp cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu có thể tác động đến sự phát triển con người.

Báo cáo nêu rõ: Tất cả những gì chúng ta làm hôm nay liên quan đến vấn đề biến đối khí hậu đều có hệ quả kéo dài cả một thế kỷ, hay hơn nữa. Những loại khí gây hiệu ứng nhà kính mà chúng ta thải ra khí quyển trong năm 2008 sẽ tồn tại ở đó cho đến năm 2108 hay lâu hơn. Chính vì thế, giờ đây chúng ta đang đưa ra những sự lựa chọn sẽ chẳng những ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của con cháu chúng ta.

Biến đổi khí hậu giờ đây là một thực tế đã được chứng minh một cách khoa học. Tác động cụ thể của tình trạng này không dễ dự đoán, song chúng ta đã có đủ hiểu biết để thừa nhận rằng tình trạng lớp băng ở Grin-len (Grinland) và miền Tây Nam cực tan chảy có thể làm cho nhiều nước bị chìm dưới mực nước biển và làm thay đổi dòng hải lưu Gulf Stream - chúng có thể gây nên những biến đổi mạnh mẽ về khí hậu.

Xét về lâu về dài, biến đổi khí hậu là một mối đe doạ lớn đối với phát triển con người, và tại một số nơi, nó đã gây trở ngại cho nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giảm nhẹ tình trạng nghèo khổ cùng cực...

Theo báo cáo trên, tác động của tình trạng biền đổi khí hậu hiện tại đã rất nặng nề và sẽ còn trầm trọng hơn cùng với thời gian. Nó có nguy cơ đẩy lùi những tiến bộ đạt được trên lĩnh vực phát triển con người tại các nước nghèo và về lâu về dài, nó có thể gây hiểm nguy cho toàn nhân loại. Nước biển dâng lên, các cơn bão mạnh lên, hàng triệu người bị đẩy ra khỏi nơi sinh sống của mình, các sông băng bị thu hẹp, nguồn nước cung cấp bị đe doạ...

Trong bài viết đăng trên báo cáo này, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-mun nhấn mạnh: việc đối phó với tình trạng biến đối khí hậu đòi hỏi phài hành động trên hai mặt trận.

Thứ nhất, thế giới cần phải khẩn cấp tăng cường hành động nhằm giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước công nghiệp phải giảm mạnh việc phát thải các loại khí này.

Thứ hai là thế giới cần phải thích ứng. Nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển dễ bị tổn thương cần được trợ giúp để cải thiện khả năng thích ứng của họ.

Ngoài ra thế giới còn phải đẩy mạnh nỗ lực nhằm sáng tạo ra những kỹ thuật mới để ứng phó với tình trạng biển đổi khí hậu và thúc đẩy nhanh việc truyền bá kỹ thuật.

Tổng Thư ký LHQ cho rằng biến đổi khí hậu đang đe doạ toàn thể gia đình nhân loại. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra cơ hội để các nước cùng nhau hợp sức và có hành động tập thể nhằm đối phó vói một vấn đề mang tính toàn cầu.

Cũng trong báo cáo này, LHQ chỉ ra 5 lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng biến đổi khí hậu và có thể gây tác động đến phát triển con người, đó là sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực; tình trạng căng thẳng về nước ngọt và thiếu nước; tình trạng nước biển dâng lên và thiên tai; tác động của biến động khí hậu đối với các hệ thống sinh thái và đa dạng sinh học; tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ con người.

MỚI - NÓNG